Bài 21. Nhiệt năng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Ngân Vũ Vũ

Bài thuyết trình

Hãy cùng người thân đưa ra các biện pháp để giảm nồng độ bụi trong môi trường nơi em đang sinh sống

Trần Tô Hiểu
26 tháng 4 2018 lúc 21:11

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nói về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại thành phố, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, Cao Trung Sơn cho biết: Có ba nguồn phát sinh ô nhiễm không khí gồm hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng và dịch vụ, các hoạt động công nghiệp. Hiện, trên địa bàn thành phố có 7,43 triệu xe gắn máy và hơn một triệu xe gắn máy của người dân từ các tỉnh khác đến thành phố làm ăn, sinh sống. Hàng triệu xe gắn máy, nhất là những xe đã quá hạn sử dụng, xe tự chế thải khí độc và gây bụi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Bên cạnh đó, các hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng, các dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi đều là nguồn phát sinh ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Ngoài ra, nguồn thải của các công ty, nhà máy tại 16 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Vòng xoay Hàng Xanh là một trong những nơi đo được hàm lượng bụi, nồng độ các khí độc hại và mức ồn cao trong các vị trí quan trắc chất lượng không khí. Theo quan sát, tại khu vực này, nhà dân thường đóng kín cửa, các cửa hàng dùng vải, túi ni-lông bao bọc các sản phẩm, hàng hóa nhằm tránh bụi, nơi chế biến tại các cửa hàng ăn uống được dời vào bên trong và được che đậy kỹ. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thành phố, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc đo được tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, Cát Lái, Hàng Xanh có giá trị cao nhất trong 20 vị trí quan trắc chất lượng không khí tại thành phố.

Phó GS, TS Trần Văn Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp (Bệnh viện Chợ Rẫy), Chủ tịch Hội Hô hấp thành phố cho biết: Ô nhiễm môi trường không khí tác động lên hệ hô hấp gây ra một số bệnh như tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, ung thư phổi. Tùy vào cơ địa mỗi người và cường độ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí mà các bệnh này xuất hiện sớm hay muộn. Với tình hình ô nhiễm không khí tại thành phố như hiện nay cho thấy, tại Khoa Hô hấp luôn xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân từ 120 đến 130%, phần lớn là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Theo các chuyên gia y tế, khí CO, là một trong những khí độc có trong không khí ô nhiễm, khí không mùi vị, có độc tính cao với sức khỏe con người và cực kỳ nguy hiểm. Nếu hít phải một lượng lớn khí CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ô-xy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh, có thể gây nguy cơ tử vong.

Kiểm soát phát thải khí thải

Trước thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố, TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố) lo ngại: “Với tình hình như hiện nay, dân số và số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng cùng các hoạt động khác như dịch vụ, xây dựng, công nghiệp cũng gia tăng thì chất lượng không khí sẽ khó cải thiện trừ khi có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả lâu dài”. TS Hồ Quốc Bằng đề xuất, thành phố cần xúc tiến giải pháp kiểm soát phát thải khí thải xe gắn máy và cả xe cơ giới hiệu quả; kiểm soát phát thải khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiến tới xây dựng các định mức phát thải khí thải, giấy phép xả thải khí thải tại cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn. Đồng thời, phải tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng tiếp nhận xả thải khí thải từng khu vực của thành phố.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao, UBND thành phố đã khảo sát, nghiên cứu và đưa ra năm nhóm giải pháp chính. Đó là, thành phố đẩy mạnh việc thực hiện các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp; áp dụng các mô hình sản xuất sạch, sử dụng các nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống. Tăng cường kiểm tra, giám sát chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu, cụm công nghiệp cũng như các hoạt động xây dựng. Triển khai các biện pháp tổ chức giao thông khoa học nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, xây dựng và hoàn chỉnh các tuyến đường, trục chính đô thị, các nút giao thông, cầu, hầm vượt sông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Một giải pháp khác mà thành phố đang và tiếp tục thực hiện là tăng cường mở rộng diện tích cây xanh, vườn hoa, công viên, nhất là ở khu vực trung tâm và các khu đô thị, khu dân cư mới.


Các câu hỏi tương tự
Lưu Thị Thu Hậu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thành Phát
Xem chi tiết
Phạm Yaiba PentaX
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Khánh
Xem chi tiết
MèoNhỏ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết