Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để
6
thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy
trên. thực hiện theo các bước sau:a. Nêu định nghĩa: …nghĩa là gì (nghĩa đen, nghĩa bóng)? …có nghĩa gì…?
thế nào là….?
b. Lý giải: …tại sao phải?
c. Dẫn ra các biểu hiện
d. Ý nghĩa của vấn đề: …có tác dụng gì? Lợi gì? Hại gì? Có ý nghĩa gì đối
với cuộc sống?
e. So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác: …có gì giống hay khác như
thế nào?
f. Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng
g. Hướng người đọc tới suy nghĩ và hành động đúng: …trước vấn đề này
có suy nghĩ gì? Nên có thái độ như thế nào? Nên làm gì?...
Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Dàn ý:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.
- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao: Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích
- Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.
⇒ Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.
- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu
⇒ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.
⇒ Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy
- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.
- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.
- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.
- Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.
Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.
- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…
- Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị câu ca dao: Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.
- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ.
Giải thích:
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thề hiện lời răn dạy trên là:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khắng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chấn giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh Anh em như thể tay chân nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng môi quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sông khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. ơ đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh. em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Câu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức đồng thời cũng là vấn đề tình cảm: tình anh em. Trong gia đình, anh em đã từng sống chung với nhau từ thuở bé. Đến lúc lớn lên, dù mỗi người có bận bịu vì cuộc sống, vì gia đình riêng thì cũng phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù hoàn cảnh có khác nhau, người sống sung sướng, hạnh phúc, người sống nghèo khổ đói nghèo thì anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc cho nhau. Giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy là bổn phận của mỗi người con trong gia đình. Yêu thương hòa thuận với nhau là đạo đức, là nhân cách của con người. Gia đình nào có được anh em biết yêu thương, đùm bọc cho nhau là gia đình đó có hạnh phúc.
Ông cha ta khuyên bảo nhắc nhở con cháu phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó trong gia đình là vì đây là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cuộc sống cũng như lịch sử đã khẳng định – chính tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh em trong gia đình được nhân rộng ra là tình thương yêu đồng loại – đã giúp cho nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách mà tưởng chừng như nhân dân ta không vượt, qua được. Những thiên tai lũ lụt đã gây biết bao tang thương đói khổ cho dân lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta đứng dậy nổi không? Cũng như trải qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dàn ta cần có sự “đùm bọc” đỡ đần như tiếp thêm sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần, cũng gặp phải. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, thủy chung với nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vân đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau – khi mà cuộc sống ngày càng diễn ra những cảnh tượng đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy gẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó đế sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.