Chương III- Điện học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Tuấn Kiệt

BÀI TẬP KIỂM TRA

I/ Trắc nghiệm:

Câu 1. Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng?

A. Có hai loại:điện tích dương và điện tích âm.

B. Có một loại điện tích.

C. Có ba loại điện tích: electron, điện tích dương và điện tích âm.

D. Có bốn loại điện tích: hạt nhân, electron, điện tích dương và điện tích âm.

Câu 2 Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng dấu ?

A. Hút nhau B. Đẩy nhau.

C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.

Câu 3. Một vật như thế nào thì gọi là trung hoà về điện ?

A. Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

B. Vật nhận thêm một số electron.

C. Vật được được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hoà về điện.

Câu 4. Khi đưa một thước nhựa đã cọ xát với vải khô lại gần quả cầu bấc thấy quả cầu bấc bị hút lại gần thước nhựa. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Hai vật nhiễm điện trái dấu. B. Quả cầu bị nhiễm điện âm.

C. Thước nhựa đã bị nhiễm điện D. Quả cầu bị nhiễm điện dương.

II/ Tự luận:

1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì?

2. Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm? vật nhiễm điện dương?BÀI TẬP KIỂM TRA

I/ Trắc nghiệm:

Câu 1. Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng?

A. Có hai loại:điện tích dương và điện tích âm.

B. Có một loại điện tích.

C. Có ba loại điện tích: electron, điện tích dương và điện tích âm.

D. Có bốn loại điện tích: hạt nhân, electron, điện tích dương và điện tích âm.

Câu 2 Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng dấu ?

A. Hút nhau B. Đẩy nhau.

C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.

Câu 3. Một vật như thế nào thì gọi là trung hoà về điện ?

A. Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

B. Vật nhận thêm một số electron.

C. Vật được được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hoà về điện.

Câu 4. Khi đưa một thước nhựa đã cọ xát với vải khô lại gần quả cầu bấc thấy quả cầu bấc bị hút lại gần thước nhựa. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Hai vật nhiễm điện trái dấu. B. Quả cầu bị nhiễm điện âm.

C. Thước nhựa đã bị nhiễm điện D. Quả cầu bị nhiễm điện dương.

II/ Tự luận:

1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì?

2. Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm? vật nhiễm điện dương?

Văn Quyền Lê
23 tháng 4 2020 lúc 9:55

I. Trắc nghiệm

Câu 1. A. có hai loại: điện tích dương và điện tích âm.

Câu 2. B. đẩy nhau.

Câu 3. A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

Câu 4. C. thước nhựa đã bị nhiễm điện.

II. Tự luận

1. Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ không bị nhiễm điện khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện, có thể tạo ra tia lửa điện,...

2. Có hai loại điện tích: điện tích âm ( - ) và điện tích dương ( + ). Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại sẽ đẩy nhau, hai vật nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau.

3. Nguyên tử gồm một hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các hạt electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ của nguyên tử, electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron



Các câu hỏi tương tự
Le Khac Minh Khanh
Xem chi tiết
Nhungggg
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Ky Giai
Xem chi tiết
Phan Ngọc Phước
Xem chi tiết
Dương Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyen Thinh Hoai Nam
Xem chi tiết
Dương Gia Bảo
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết