Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen thi mai linh

Bài tập: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn [ khoảng 8 câu] trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Linh Phương
4 tháng 8 2017 lúc 14:50

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Chu Phương Uyên
3 tháng 8 2017 lúc 22:11

Bài tập: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn [ khoảng 8 câu] trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài Làm:

Thấu hiểu được công ơn cha mẹ, tôi càng cảm thấy mình phải có bổn phận làm con sao cho xứng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thía hơn khi được đọc bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mai là đạo con.

Âm điệu của bài ca dao thật ngọt ngào, lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha mà hàm súc, thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở những người con làm tròn bổn phận của mình. Ở đây, hình tượng ngọn núi Thái Sơn sừng sững, nước trong nguồn mát lành đã được ông cha ta đưa vào câu ca dao với những liên tưởng hết sức sâu xa.

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc. Chính Người đã dạy dỗ, hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống. Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cũng cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu. Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng. Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta.

Vậy thì vì sao công cha lại như núi Thái Sơn; vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn. Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành ra ta nuôi dưỡng chúng ta, chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ bay đến đời ta với tình yêu dịu dàng, ngọt mát qua những lời ru nuôi lớn ta trong giấc ngủ, qua làn gió mát đêm hè từ bàn tay Người, từ hơi ấm mẫu tử sưởi ấm ta trong đêm đông giá lạnh. Còn cha bay đến với đời ta cũng bằng tình thương mãnh liệt, đã ấp ủ trong đôi tay vững chắc của Người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướng cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã.

Non xanh bao tuổi mà già,
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc màu.

Cả đời cha mẹ lăn lội với sương gió vất vả cay đắng để nuôi ta ăn học, để gây dựng cho tương lai của chúng ta sau này. Có ai nghĩ đến chăng, từ bát cơm dẻo thơm hay manh áo ta được hưởng, những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động “đổ mồ hồi, sôi nước mắt" mới làm ra được.

Song cha mẹ ta không hao giờ tính toán, kể lể về những khổ cực mình đã trải qua. Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là những chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn giang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cả cha và mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tao lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Cha mẹ đã hi sinh cho con tất cả, bởi thế đứa con nào, kể cả khi đã trưởng thành, đều trở nên nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu tử phụ tử mới bao la và thiết tha làm sao!

Và nếu như ta đã thấu hiểu công lao cha mẹ cao cả đến nhường ấy thì sao còn chút gì ngần ngại khi nhắc tới bổn phận làm con của mình, bởi hiếu thảo không chỉ là đáp lại tấm lòng cha mẹ mà còn là đạo lí của người làm con, là nét đẹp của mọi người. Vậy chúng ta phải làm thế nào cho thật xứng đáng? Trước hết chúng ta phải luôn nhớ tới và trân trọng những công lao của cha mẹ, phải biết ngoan ngoãn vâng theo những điều hay lẽ phải cha mẹ dạy bảo, tránh làm phiền lòng cha mẹ. Ta còn phải biết chăm sóc, hỏi han ân cần, quan tâm đến cha mẹ thường xuyên. Hàng ngày, tuỳ theo khả năng, chúng ta cố gắng làm các việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, thổi cơm, rửa bát, giặt giũ., để cha mẹ sau giờ làm việc về tới nhà được nghỉ ngơi trong cảnh nhà cửa sạch sẽ, ăn bát cơm dẻo canh ngọt. Có được những đứa con ngoan ngoãn như vậy thì cha mẹ nào chẳng cảm thấy ấm lòng sau bao nỗi vất vả.

Trải qua bao thế kỷ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quí báu của nó. Bởi xã hội dù tiến lên đến đâu thì con người, ai ai cũng phải có cha mẹ, và chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống ngàn xưa ấy. Và bài ca dao vẫn sẽ mãi mãi còn như khẳng định sự trường tồn của vẻ đẹp ấy.

Học tốt nhé!!!

Mai Hà Chi
3 tháng 8 2017 lúc 23:12

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

~ Chúc bn học tốt!~

Lê Dung
4 tháng 8 2017 lúc 8:15

Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của người dân quê Việt Nam. Tiếng đàn ngọt ngào, vời vợi lan xa theo hương lúa và cánh cò, trầm bổng ngân nga trên sóng nước theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, thiết tha âu yếm qua lời ru của mẹ hiền, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt trưa hè… Khúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta mà năm tháng không thể phai mờ. Ta nhớ mãi lời ru của bà, của mẹ…

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao chứa chan nghĩa tình đó đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Giọng điệu của bài ca dao sao thân thương thế! Hai câu đầu nói về công cha nghĩa mẹ. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, sóng đôi nhau: công cha đi liền với nghĩa mẹ, câu trên nói về núi Thái Sơn thì câu dưới mượn nước trong nguồn…, tạo ra một sự đăng đối hài hòa. Núi Thái Sơn theo quan niệm của dân gian là ngọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong những ngọn núi. Nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, vừa trong mát, ngọt lành như dòng sữa mẹ, thầm lặng mà cao cả! Lấy núi Thái Sơn và nước trong nguồn chảy ra để làm ví với công cha, nghĩa mẹ, ca ngợi công ơn cha mẹ to lớn, sâu nặng là một cách nói sâu sắc, thấm thìa vô cùng. Có con người Việt Nam nào không thuộc câu ca dao này? Nhớ, thuộc từ lâu, nhưng mỗi lần ngâm lên, ta vẫn thấy mới mẻ, xúc động:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, lo cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Dòng sữangọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên? Lúc con ốm đau bệnh tật…, cha mẹ lo lắng; lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn…, cha mẹ vui sướng, tự hào. Thật vậy, công ơn của cha mẹ không thể nào kể xiết. Vì thế nhân dân ta có biết bao câu ca, bài hát ca ngợi công ơn cha mẹ:

Mẹ già như chuối ba lương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

Hai câu ba và bôn nói về đạo làm con. Nhân dân ta muôn nhắc nhở mọi người một bài học về chữ hiếu. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; phải thể hiện bằng hành động cụ thể, tình cảm cụ thể là phải thờ mẹ, kính cha nghĩa là săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là sự đền ơn đáp nghĩa. Hai chữ một lòng nói lên sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi. Chữ tròn diễn tả sự trọn vẹn, con cái ăn ở thuỷ chung, tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. Mỗi câu, mỗi chữ chứa đựng bao tình cảm:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Có làm tròn chữ hiếu mới xứng đáng là đạo làm con. Hiếu thảo là cái đức của con cháu. Đạo lí của dân tộc ta đề cao chữ hiếu và chữ trung. Kẻ bất hiếu, bất trung bị nhân dân nguyền rủa, lên án. Bài học về đạo lí đượcdiễn tả một cách ngắn gọn, bình dị mà sâu sắc, thấm thía. Câu ca dao có tính giáo dục rất cao, làm ta cảm động.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn… cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca khác đã được sáng tác bằng thể thơ lục bát của dân tộc. Nghệ thuật so sánh ví von, cách dùng từ chọn lọc, chính xác, lời thơ cân xứng hài hòa, giọng thơ êm ái nhẹ nhàng… đã tạo nên bản sắc của bài thơ dân gian này. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình cảm gia đình. Nó xứng đáng là viên ngọc của thơ ca dân gian. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục của bài ca dao tạo nên giá trị nhân bản và tính nhân văn lâu bền, sông mãi qua hàng ngàn năm với đất nước và con người Việt Nam.

Chúc bạn học tốt

Nguyễn Thị Hồng Nhung
4 tháng 8 2017 lúc 8:50

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao cha mẹ đối với chúng ta quả là to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được.Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Eren Jeager
4 tháng 8 2017 lúc 10:39

Bài tập: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn [ khoảng 8 câu] trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bài làm

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

Nguyễn Thanh Tùng
7 tháng 9 2017 lúc 20:29

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:

''Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.''

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Thùy Chi
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
phương anh trần
Xem chi tiết
amano ichigo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Mai Hiền Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Mai
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
LƯƠNG KHÁNH LINH
Xem chi tiết