Bài tập
Bài 1:
a./ Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước?
b./ Tại sao khi muối dưa, cà... ta thường dùng nước nóng?
c./ Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh?
d./ Một học sinh cho rằng: Dù nóng hay lạnh vật nào cũng có nhiệt năng. Kết luận đó có đúng không, tại sao?
Bài 2: Mở lọ nước hoa trong lớp, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3:
a./ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
b./ Tại sao vào mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
c./ Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn không khí trong nhà mái tranh?
d./ Tại sao khi sờ vào len thấy ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ của hai vật là bằng nhau?
Bài 4:
a./ Tại sao về mùa hè không nên mặc áo sẫm màu?
b./ Hai ống nhôm đựng nước giống nhau đã được đun sôi, một ấm màu trắng, một ấm mày đen. Khi tắt bếp trong điều kiện như nhau thì ấm nào nhanh nguội hơn. Tại sao?
Bài 5:
a./ Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà vào chỗ ấy * Cấm nghĩ bậy =))) * thì mau khô hơn. Tại sao?
b./ Khi mài, cưa, khoan vào các vật cứng, người ta đổ thêm nước vào các vật cần mài. Tại sao?
Bài 6: Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. Vật lên đén vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Cho biết cơ năng của vật A và C, giải thích
Bài 7: Trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở gần đáy ấm hay gần nắp ấm. Giải thích tại sao?
Bài 8: Các bể chứa xăng thường được quét sơn màu trắng bạc. Tại sao phải làm như vậy
Bài 9: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Bài 10:
a./ Sau khi đá, quả bóng đang bay lên thì có những dạng cơ năng nào?
b./ Quả bóng bơm căng đang bị ép xuống thì có những dạng cơ năng nào?
Bài 11: So sánh động năng của các vật sau đây:
a./ Hai quả cầu có cũng khối lượng. Quả cầu 1 lăn nhanh hơn quả cầu 2
b./ Cùng chạy nhanh như nhau, xe 2 có khối lượng lớn hơn khối lượng xe 1
Bài 12:
a./ Tính thế năng của vật có khôi lượng P = 50N ở độ cao h = 4m?
b./ Hai vật có cùng khối lượng, vật 1 ở vị trí có độ cao bằng 1/2 độ cao của vật 2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp mấy lần thế năng hấp dẫn của vật 2?
Bài 13:
a./ So sánh thế năng đàn hồi của một lò xo khi bị kéo dãn thêm 5cm với khi bị kéo dãn thêm 8cm?
b./ Tại sao càng kéo căng dây cung thì càng bắn tên đi dược càng xa?
Bài 14: Một viên gạch nằm trên miệng giếng nước. Bạn A nói: " Thế năng của viên gạch bằng 0 ". Bạn B cãi lại: " Gạch vần rơi được xuống giếng và vẫn sinh công được. Như vậy thì thế năng của gạch khác 0 ". Ai đúng? vì sao?
Bài 15: Hai moto chạy cùng chiều song song với nhau. Nếu lấy xe này làm vật mốc thì động năng của xe kia là bao nhiêu? vì sao?
Bài 16: Khi một quả cầu rơi khỏi chần ta đang bay lên cao thì động năng, thế năng hấp dẫn của quả cầu thay đổi ntn?
Bài 17:
a,/ Bộ phận chính của đèn kéo quan là một chong chóng lớn đặt phía trên một cái đèn, quay được xung quanh một trục đứng. Khi thắng đèn thì chong chóng quay. Giải thích?
b./ nhiệt năng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất chủ yếu bằng hình thức nào? Vì sao?
c./ Tại sao mùa hề nên mặc áo trắng và không nên mặc áo đen?
d./ Tại sao phích đựng nước lại giữ cho nước nóng được lâu?
có nghĩ bậy âu, mà bạn ra nhiều quá biếng lắm bạn ơi đăng từ từ thui
Câu 1:
a, Các phân tử đường tan ra trong nước vì, các phân tử đường cấu tạo từ phân tử. Khi thả vào trong nước, khuấy lên, do mặt tiếp xúc giữa các phâ tử đường vầ phân tử nước luôn luôn tiếp xúc nên các phân tử đường lần lượt tách ra khỏi tinh thể, khuếch tán vào trong nước.
b, Khi sử dụng nước nóng, nhiệt độ của phân tử nước và muối sẽ chuyển động nhanh hơn. Việc muối cá sẽ đảm bảo và ngon hơn.
c, Khi xà phòng nóng, các phân tử xà phòng chuyển động nhanh hơn, khuếch tan mạnh hơn tỏng á quân nên khi xà phòng nóng sahj hơn xà phòng lạnh.
d, Kết luận đó làđúng. Vì trong môi trường nào các phân tử nguyên tử đều chuyển động không ngừng( trong môi trường nóng chuyển động nhanh hơn môi trường lạnh).
Câu 2: Khi mở, các hạt phẩn hoa khuếch tán vào không khí, sau vài giây thì khuếch tán đễn mũi ta, do đó ta cảm thấy mùi hoa
Câu 3:
Khi rót nướ sôi vào, pần cóc bên trong nở ra trước do gặp nhiệt đô cao, nhưng phần ngoài chưa kịp nhận đủ nhiệt để nở ra. DO sự nở vì nhiệt gây ra lwucj rất lơn, nên làm vỡ cóc dày. Còn cóc mỏng do bên ngoài và trong đều nhận lượng nhiệt như nhau, nên không vỡ.
thui, mk ko bt mk làm đúng hay sia chán r chúc bạn hok tốt
Câu 3: a, Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. Do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hƠn bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ . Vì vậy để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào. Cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc, sau đó mới rót NƯỚC nóng vào cốc.
b, Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Về mùa lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh hơn trong gỗ nên ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.
c, Về mùa hè không khí ngoài trời nóng hơn không khí trong nhà. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn nóng hơn.
Về mùa đông, không khí trong nhà ấm hơn không khí ngoài trời. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ trong nhà ra ngoài nhanh hơn. Do đó không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn.
d, Đồng kim loại là chất dẫn nhiệt tốt hơn len khi ta sờ tay vào đồng hay len thì nhiệt năng trong tay ta truyền vào đồng và len.Nhưng lượng nhiệt năng truyền vào đồng lớn hơn so với lượng nhiệt năng ta truyền vào len vì vậy ta có cảm giác lạnh hơn khi sờ tay vào thanh đồng hay ngược lại ta sờ vào len sẽ ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ cả hai vật bằng nhau.