Câu 1 : Tại sao về mùa đông , mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày ?
Câu 2 : Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh ?
Câu 3 : Tại sao về mùa lạnh , khi sờ vào miếng đồng , ta cảm giác lạnh hơn , khi sờ vào miếng gỗ ?
Câu 4 : Ở nhiệt độ trong lớp học , các phân tử khí có thể chuyển động với vận tốc khoảng 2000m/s . Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa đầu lớp học thì phải lau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa ?
Câu 5 : Tại soa khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hôn cốc mỏng ?
Câu 6 : Một ấm nhôm khối lượng 500g , chúa 2 lít nước ở 200C . tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước
Câu 7 : Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C . Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt
Câu 8 : Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4000N . Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36 km/h . Trong 5 phút , công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu ?
Câu 9 : Một đập nước chảy từ đập ngăn cao 30m xuống dưới , biết rằng lưu lượng dòng nước là 100m3/ phút và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Hãy tính công suất của dòng nước ?
MÌNH ĐANG RẤT GẤP MONG MẤY BẠN GÚP MÌNH VỚI Ạ !
Câu 9:
Tóm tắt
h = 30m ; V = 100m3
t = 1phút = 60s
D = 1000kg/m3
= ?
Giải
Trọng lượng của lượng nước tuôn xuống trong 1 phút là:
\(P=10D.V=10000.100=10^6\left(N\right)\)
Công lượng nước đó sinh ra khi tuôn xuống từ trên đập là:
\(A=P.h=1000000.30=3.10^7\left(J\right)\)
Công suất của lượng nước đó là:
\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{3.10^7}{60}=500000\left(W\right)=500kW\)
Kết luận: = 500kW
Câu 8:
F = 4000N
v = 36km/h = 10m/s
t = 5phút = 300s
A = ?
Giải
Quãng đường ô tô đi được trong t = 300s với vận tốc v = 10m/s là:
\(s=v.t=10.300=3000\left(m\right)\)
Công động cơ ô tô thực hiện để kéo ô tô đi trên đoạn đường đó là:
\(A=F.s=4000.3000=1,2.10^7\left(J\right)=12000kJ\)
Kết luận: A = 12000kJ
Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C . Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt
Tóm tắt
m1 = 500g = 0,5kg ; t1 = 100oC
m2 = 400g = 0,4kg ; t2 = 20oC
c = 4200J/kg.K
t = ?
Giải
Nhiệt lượng nước sôi tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t oC là:
\(Q_{tỏa}=m_1.c\left(t_1-t\right)\)
Nhiệt lượng nước ở 20oC thu vào để tăng nhiệt độ từ t2 = 20oC lên t oC là:
\(Q_{thu}=m_2.c\left(t-t_2\right)\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow m_1.c\left(t_1-t\right)=m_2.c\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_1.c.t_1-m_1.c.t=m_2.c.t-m_2.c.t_2\\ \Rightarrow m_1.c.t_1+m_2.c.t_2=t\left(m_1.c+m_2.c\right)\\ \Rightarrow t=\dfrac{m_1.c.t_1+m_2.c.t_2}{m_1.c+m_2.c}\\ =\dfrac{0,5.4200.100+0,4.4200.20}{0,5.4200+0,4.4200}=64,44\left(^oC\right)\)
Kết luận
Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t = 64,44oC
Câu 6
Tóm tắt:
m1= 500g= 0,5kg
V2= 2l => m2= 2kg
t1= 20°C
t2= 100°C
--------------------
Nhiệt lượng để ấm nhôm nóng tới 100°C là:
Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,5*880*(100-20)= 35200(J)
Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng tới 100°C là:
Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(100-20)= 672000(J)
Nhiệt lượng tối thiểu để ấm nước sôi là:
Q= Q1+Q2= 35200+672000= 707200(J)= 707,2(kJ)
câu 1 tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể . Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra đc các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo , các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn