Bài tập 2:
I. Phần 1: Đọc - Hiểu:Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là ....
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là ....
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ....
(Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40)
Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản?
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3: Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên?
Câu 4: Em hiểu thế nào về tình cảm, thái độ của tác giả trong đoạn trích? Bài học rút ra từ câu chuyện ?
II. Phần 2: Làm văn: Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “ Một ngàn lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi).
Phần 2 : Bạn tham khảo gợi ý :
- Khẳng định đồng tình với quan niệm.
- Giải thích:
+ Lời cảm ơn: là lời nói bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với người đã từng giúp mình.
+ Hành động cúi chào thầy cũ là hành động chân thành để bày tỏ tấm lòng yêu mến, luôn nhớ về người đã từng dìu dắt, dạy dỗ mình.
+ Một ngàn lời nói cảm ơn sẽ không thể giá trị bằng việc mình luôn ghi nhớ công ơn của người thầy cũ, mình biết gặp lại người từng giúp mình, biết cúi đầu chân thành tạ ơn. => câu nói đề cao thái độ biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình
- Bàn luận
+ Lời cảm ơn chỉ là một lời nói thể hiện sự biết ơn, nhưng dù cảm ơn một ngàn lần rồi sau đó ta quên đi những người đã dạy dỗ, hoặc thờ ơ vô tâm với người thầy từng dạy dỗ thì lời cảm ơn sẽ mất giá trị
+ Cúi đầu chào thầy cũ quan trọng hơn ngàn lời cám ơn: Thầy cũ là người từng dìu dắt ta năm xưa, thế nhưng rất nhiều lí do mà con người quên đi hoặc cố tình quên đi người thầy đã giúp đỡ, dạy dỗ mình. Dù ta đã lớn, ở những vị trí khác nhau, có những thành công khác nhau nhưng điều quan trọng là gặp lại thầy cũ họ vẫn biết cúi đầu chứ không kiêu ngạo, không vì vị thế hiện tại của bản thân mà quên mất lòng kính nể biết ơn vị thầy cũ từng dạy dỗ mình.
+ Cái cúi đầu không chỉ là sự kính mến, biết ơn dành cho người có ơn với mình, người thầy đã dạy dỗ mà còn bộc lộ đây là con người biết đối nhân xử thế, trọng tình nghĩa.
+ Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công.
+ Dẫn chứng: Vào ngày 20/11, những học trò cũ vẫn sắp xếp thời gian về thăm lại trường cũ, vẫn kính cẩn, kính trọng các thầy cô như ngày xưa.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học cụ thể.
Câu 1:
VB được kể theo ngôi thứ nhất
Câu 2:
VB kể về chuyến thăm trường cũ và gặp lại người thầy năm xưa của danh tướng
Câu 3:
\(\)Vị danh tướng dùng những từ ngữ rất lễ phép và thái độ kính cẩn của một người trò với thầy, bày tỏ lòng biết ơn thầy đã dạy dỗ mình
Câu 4:
Tình cảm sâu sắc của người học trò với thầy, thái độ tôn trọng, biết ơn. Bài học rút ra: phải luôn ghi nhớ công ơn người đã dìu dắt ta đến thành công, dù sau này có ''quyền cao chức trọng'' đến đâu
Mẩu truyện truyện trên rất sâu sắc và ý nghĩa , nó dạy ta một đạo lý rất phổ biến trong cuộc sống – ” Tôn sư trọng đạo ” .
Chúng ta hiểu ngắn gọn tôn sư trọng đạo là là tôn trọng , kính mến và dành một tình cảm đặc biệt đối với những người đã có công dạy dỗ chúng ta trở nên trưởng thành . Vì thế điều đó sẽ thể hiện một con người văn minh và không quên ơn nghĩa , giúp chi ta được kính trọng . Trong câu truyện , ta có thể thấy rằng một danh tướng ấy đã thể hiện điều ấy qua việc về lại mái trường xưa và thăm lại người thầy cũ . Người thầy tỏ thái độ ngạc nhiên khi thấy người học trò ngày xưa mình dạy dỗ giờ đã thành đạt và bắt buộc … ông phải cúi chào ( có lẽ thế nha ) . Đáp lại sự ngạc nhiên ấy của người thầy , ông nói một câu khiến ai nấy phải thán phục : ” Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào… ” . Qua những chi tiết ấy nói lên tấm lòng nhớ ơn , dù ông có như thế nào ông vẫm coi thầy là thầy của mình .
Qua câu truyện tác giả gửi gắm vào đó một thông điệp , hãy tôn trọng những người đã có công dạy dỗ ta nên người , họ mãi là những người quan trọng cho đời , sự cống hiến của họ không khi nào là thừa thãi cả !!!