Bài tập 1:
Bài thơ Cảnh khuya của Hồ chủ tịch viết tại chiến khu Việt Bắc có câu
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa "
Hãy cho biết nghệ thuật so sánh ở đây có gì đặc biệt.
Bài tập 2 :
Bài thơ Đi thuyền trên sông đáy có câu
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo
Trong thực tế ,sao không thể đưa thuyền chạy và thuyền không thể chờ trăng theo vậy mà câu thơ của Bác vẫn rất thực và rất hay. Tại sao?
Bài tập 3:
Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt ,biểu cảm của biện pháp tu từ đó trong 2 câu thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Các bạn biết bài nào thì chỉ cho mình với nhé!
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa."
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác ...
Câu 3 : Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ:
- Ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam)
- Nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm)
=> Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm.Trong khó khăn tre luôn luôn đoàn kết và giúp nhau ,'' tay ôm tay níu '' và gần nhau thêm ,có thể bảo vệ lẫn nhau . Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên.Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.
Câu 1 : Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên...
#Nguồn : Bạn tham khảo nhé !
Câu 1 : Gợi ý thứ hai của mình nhé !
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy~ Chúc bn học tốt!~
Câu 2 :
Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
Không gian yên tĩnh, thuyền đi về trong đêm. Chỉ có dòng sông, sao, thuyền và người. “sao đưa thuyền” và “thuyền chờ trăng” là điều không có trong thực tế nhưng là điều hoàn toàn có thực trong cảm giác con người. thuyền chạy trên sông, người ngồi trên thuyền, chỉ thấy sao, trăng là di động thuyền như đứng yên. Cảnh tượng ấy chẳng khác nào là người ngồi trên ô tô, xe lửa cảm thấy cảnh vật hai bên lướt nhanh qua cửa xe.
Đêm yên tĩnh, mọi vật điều ngủ yên, chỉ có trăng sao cùng thức với người ngồi trên thuyền. bác tả rất thực và rất hay. Cái hay ở đây: bằng nhân hóa thuyền biết”chờ”, sao biết “đưa” rất hữu hình. Trăng sao và người cùng thức, gắn bó với nhau. Đó là sự hòa quyện giữa bầu trời và mặt nước, thiên nhiên và con người. đi trong đêm, giữa dòng sông lặng ngắt ấy nhưng con người không lẻ loi, đơn độc. con người có trăng sao làm bạn. đấy chính là tư thế người làm chủ thiên nhiên; sông nước, đất trời là bầu bạn; sông nước, trăng sao gắn bó với người. đó chính là tình yêu thiên nhiên của Bác. Tình yêu thiên nhiên luôn thường trực ở trong Bác. Trong bài Cảnh khuya, Bác viết: “ trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” và “ cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”. trăng trong trơ Bác là bầu bạn, Bác yêu trăng, yêu cảnh đẹp. thiên nhiên luôn gắn bó với Bác. Và, chỉ có con người gắn bó với thiên nhiên, với trăng sao mới viết nên hai câu thơ hay như vậy !