Bài 6: Lấy ví dụ 3 hiện tượng vật lý, 3 hiện tượng hóa học?
Bài 7: Cho đinh sắt vào dung dịch axit clohiđric ta thấy có bọt khí sủi lên, đinh sắt tan dần
a. Cho biết dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa hịc xẩy ra?
b. Viết phương trính bằng chữ của phản ứng, biết sản phẩm tạo thành là: Sắt(II) clorua và
hiđro
Bài 8: Khi đốt than cháy, có xảy ra phản ứng hóa học: C + O 2 CO 2
a. Cho biết khối lượng than bằng 9 kg, khối lượng oxi tác dụng là 24 kg. Hãy tính khối
lượng khí cacbonic tạo thành.
b. Nếu khối lượng của cacbon tác dụng bằng 6kg, khối lượng khí cacbonic thu được là 22
kg thì khối lượng khí oxi cần cho phản ứng là bao nhiêu?
Bài 6: Lấy ví dụ 3 hiện tượng vật lý, 3 hiện tượng hóa học?
Vật lí:
+ Làm chảy lỏng thủy tinh để tạo thành hình lọ hoa
+ Hòa tan đường vào nước được dung dịch nước đường
+ Khi đun nước, nước sôi và bay hơi
Hóa học:
+ Khi nung đá vôi chuyển thành vôi sống và khí cacbon
+ Sắt để lâu trong không khí bị dỉ
+ Cho Zn vào dung dịch HCl thu được muối kẽm clorua và khí hidro thoát ra.
Bài 7: Cho đinh sắt vào dung dịch axit clohiđric ta thấy có bọt khí sủi lên, đinh sắt tan dần
a. Cho biết dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
------> có bọt khí sủi lên và đinh sắt tan
b. Viết phương trính bằng chữ của phản ứng, biết sản phẩm tạo thành là: Sắt(II) clorua và
hiđro
Sắt + Axit clohidric ----> Sắt (II) clorua+hidro
Bài 8: Khi đốt than cháy, có xảy ra phản ứng hóa học: C + O 2 ---> CO2
a. Cho biết khối lượng than bằng 9 kg, khối lượng oxi tác dụng là 24 kg. Hãy tính khối
lượng khí cacbonic tạo thành.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
\(m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\)
\(\Rightarrow m_{CO_2}=9+24=33g\)
b. Nếu khối lượng của cacbon tác dụng bằng 6kg, khối lượng khí cacbonic thu được là 22
kg thì khối lượng khí oxi cần cho phản ứng là bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
\(m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\)
\(\Rightarrow m_{O_2}=22-6=16g\)
Bài 6:
Hiện tượng vật lí:
+) Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
+) Hòa tan muối ăn vào nước tạo thành nước muối loãng
+) Khi một miếng cơm,miếng bánh mì vào miệng được răng nhai vụn ra.
Hiện tượng hóa học:
+) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ lớp gỉ là chất màu đỏ
+) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua
Bài 7:
a) dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra là: có bọt khí sủi lên , đinh sắt tan dần .
b) Sắt + axit clohidric → Sắt (II) clorua + khí hidro
Bài 8 :
PTHH C+O2 \(\underrightarrow{to}\) CO2
a, Áp dụng ĐLBTKL ta có: mC + mO2 = mCO2
⇒ Khối lượng khí CO2 tạo thành là ;
mCO2= 24+9= 33(kg)
b ÁP dụng ĐLBTKL ta có :
Khối lượng khí oxi cần dùng là :
mO2 = 22-6 = 16(kg)
Thêm 1 hiện tượng hóa học :
Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc