Bài 5 : Một chiếc bè gỗ được ghép từ 10 thân gỗ có thể tích 0,1 m^3 .Trọng lượng riêng của gỗ là 7000N/m^3 , nước là 10000N/m^3 .Hỏi có thể chất lên bè gỗ vật nặng khối lượng tối đa là bao nhiêu để vật không bị chìm
Bài 6 :Tại sao một chiếc lá thiếc mỏng , vo tròn rồi thả xuống nước thì chìm , còn gấp thành thuyền lại thả xuống nước lại nổi ?
Bài 5 : Tự tóm tắt ...
-------------------------------------------------------------------
Thể tích 10 thân gỗ là :
\(V=10.0,1=1m^3\)
Để bè không bị chìm thì : \(P_{gỗ}+P_{vật}=F_A\)
\(=>P_{vật}=F_A-P-gỗ\)
\(=V.d_{nc}-V.d_{gỗ}=V\left(d_{nc}-d_{gỗ}\right)=1.\left(10000-7000\right)=3000\left(N\right)\)
\(=>m_{vật}=\dfrac{P_{vật}}{10}=\dfrac{3000}{10}=300\left(kg\right)\)
Vậy...
Câu 6 :
- Lá thiếc mỏng được vo tròn lại, thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước (dthiếc > dnước)
- Lá thiếc khi được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước , thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc vo tròn nên( dthuyền< dnước )
Bài 5 :
Ta có :
Thể tích bè là : V\(_{b\text{è}}=0,1.10=1m^3\)
Trọng lượng riêng của bè là : P\(_{b\text{è}}=P_{g\text{ỗ}}=7000\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)
Lực đẩy ác-si-mét khi vật chìm hoàn toàn xuống nước là : FA = d.V = 10000.1 = 10000(N)
Khối lượng tối đa có thể chất lên bè gỗ để vật không bị chìm là :
Ta có P =10.m => m = p/10
=> m= \(\dfrac{FA-P}{10}=\dfrac{10000-7000}{10}=300\left(kg\right)\)
Vậy.......