Bài 3: Một xe đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 15 m/s thì người lái xe nhìn thấy
chướng ngại vật cách xe 12 m. Người lái xe tắt máy và hãm phanh, lực hãm bằng trọng lượng xe. Cho g = 10 m/s2. Hỏi xe có đâm vào chướng ngại vật hay không? (Giải bằng định lý động năng)
Bài4: Một vật được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 12 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tính độ cao cực đại mà vật lên tới. (Giải bằng định lý động năng)
Bài5: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB = 50 m, khi qua A ô
tô có vận tốc 2 m/s và đến B vận tốccủa ô tô là 12 m/s. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là
μ1 = 0,02. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Tìm lực phát động của động cơ trên đoạn đường AB.
b/ Đến B thì động cơ tắt máy và xuống dốc BC dài 40 m nghiêng 30° so với mặt phẳng ngang. Hệ
số ma sát trên mặt dốc là μ2 = 1/5√3. Tính vận tốc xe ở chân dốc C? (Giải bằng định lý động năng)
Bài 3: Để xe không đâm vào chướng ngại vật thì độ biến thiên động năng của xe từ lúc hãm đến khi xe dừng hẳn phải tối thiểu bằng công do lực hãm thực hiện trong quãng đường 12m, hay:
\(-A\le\Delta W_đ\) (dấu - biểu thị đây là công cản)
\(\Leftrightarrow-P.s\le\frac{1}{2}.m.v^2-\frac{1}{2}.m.v_o^2\) (vì theo đề bài thì F=P)
\(\Leftrightarrow2.g.s\ge v_o^2\) (vì v=0)
\(\Leftrightarrow2.10.12\ge15^2\) (đúng)
Do đó xe không đâm vào chướng ngại vật.