Bài 26 ( tt) PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX II.
1. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Địa bàn: huyện …….. và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Lãnh đạo: ………, Cao Thắng.
- Diễn biến:
+ Từ 1885 đến 1888, nghĩa quân ……………………., luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.
+ Từ 1888 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi …………………………. hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.
- Mặc dù thất bại nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa …………………. có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao chiến đấu bền bỉ.
* Nhận xét: Phong trào vũ trang chống Pháp chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng ………….. đã hoàn toàn thất bại, nhưng thể hiện tinh thần yêu nước, phong trào yêu nước chuyển sang một giai đoạn mới.
Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Nguyên nhân
- Kinh tế ……………… sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân ………………….đã đứng lên đấu tranh.
2. Diễn biến - Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của ………………….. - Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của ……………………
- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày ……………, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa
- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn ……………. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần ……………. chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
Luyện tâp:
1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?
Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Nguyên nhân
- Kinh tế ………nông nghiệp……… sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân ……Yên Thế…….đã đứng lên đấu tranh.
2. Diễn biến - Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của ……Đề Nắm, sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám chỉ huy.…….
- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của ………Đề Thám………
- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày ……10-2-1913……, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa
- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn ……yếu, chênh lệch lực lượng so với Pháp…. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần ……yêu nước……. chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
Luyện tâp:
1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?
|
Khởi nghĩa Yên Thế |
Các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương |
Lãnh đạo |
Là những người xuất thân từ nông dân |
Quan lại, sĩ phu yêu nước. |
Địa bàn hoạt động |
Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối |
Nhỏ, hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất |
Phương thức đấu tranh |
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. |
Khởi nghĩa vũ trang |
Thời gian tồn tại |
Là cuộc khởi nghĩa tồn tại thời gian lâu nhất (30 năm) |
Các cuộc khởi nghĩa chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và bị dập tắt |
Bài 26 ( tt) PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX II.
1. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Địa bàn: huyện … Hương Khê….. và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Lãnh đạo: … Phan Đình Phùng……, Cao Thắng.
- Diễn biến:
+ Từ 1885 đến 1888, nghĩa quân ………lo tổ chức, xây dựng công sự,…., luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.
+ Từ 1888 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi …………chủ tướng Phan Đình Phùng……. hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.
- Mặc dù thất bại nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa ……tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương…. có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao chiến đấu bền bỉ.
* Nhận xét: Phong trào vũ trang chống Pháp chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng ……… phong kiến….. đã hoàn toàn thất bại, nhưng thể hiện tinh thần yêu nước, phong trào yêu nước chuyển sang một giai đoạn mới.
1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?
Bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế
Nội dung |
Khởi nghĩa Yên Thế |
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương |
Mục đích |
Chỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. |
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. |
Thời gian tồn tại |
Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. |
Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam. |
Lãnh đạo |
Nông dân. |
Văn thân, sĩ phu. |
Địa bàn hoạt động |
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. |
Các tỉnh Trung và Bắc Kì. |
Lực lượng tham gia |
Nông dân. |
Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân. |
Phương thức đấu tranh |
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. |
Khởi nghĩa vũ trang. |
Tính chất |
Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát |
Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc. |