Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?
a) Gọi số lần phân bào của 4 tế bào lần lượt là k; k'; k'' và k'''
Ta có tỉ lệ các tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng là
2^( k - 1 ) : 2^( k' - 1 ) : 2^( k'' - 1 ) : 2^( k''' - 1 ) = 1 : 2 : 4 : 8
=> 2^( k - 1 ) = 2^( k' - 1 )/2 = 2^( k'' - 1 )/4 = 2^( k''' - 1 )/8
=> 2^( k - 1 ) = [ 2^( k - 1 ) + 2^( k' - 1 ) + 2^( k" - 1 ) + 2^( k''' - 1 ) ]/( 1 + 2 + 4 + 8 ) (*)
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360
=> [ 2^( k - 1 ) + 2^( k' - 1 ) + 2^( k" - 1 ) + 2^( k''' - 1 ) ].4n = 3360
=> 2^( k - 1 ) + 2^( k' - 1 ) + 2^( k" - 1 ) + 2^( k''' - 1 ) = 120
Thế vào (*) ta được
2^( k - 1 ) = 120/15 = 8
=> k - 1 = 3 => k = 4
Tỉ lệ = 8 nên ta có
2^( k' - 1 )/2 = 8 => k' - 1 = 4 => k' = 5
2^( k'' - 1 )/4 = 8 => k'' - 1 = 5 => k'' = 6
2^( k''' - 1 )/8 = 8 => k''' - 1 = 6 => k''' = 7
b) theo a ta có số tế bào con là
tế bào con của A = 2^4 = 16
tế bào con của B = 2^5 = 32
tế bào con của C = 2^6 = 64
tế bào con của D = 2^7 = 128
c) Tổng số tế bào đã hiện diện
tế bào A: 2^0 + 2^1 + 2^2 + 2^3 + 2^4 = 31
tế bào B: 2^0 + 2^1 + 2^2 + 2^3 + 2^4 + 2^5 = 63
tế bào C: 2^0 + 2^1 + 2^2 + 2^3 + 2^4 + 2^5 + 2^6 = 127
tế bào D: 2^0 + 2^1 + 2^2 + 2^3 + 2^4 + 2^5 + 2^6 + 2^7 = 255
*Tham khảo nha~