Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E. Gọi F là giao điểm của tia BA và tia ED.
a)Tam giác ABE cân
b) DF=DC
c)Gọi H là giao điểm của DB và CF. Trên tia đôi của tia DF lấy K sao cho DK= DF. Gọi I là điểm nằm trên đoạn thẳng CD sao cho CI=2 DI. CM 3 điểm K, H, I thẳng hàng
a) Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông EBD, ta có:
BD: chung
góc ABD = góc EBD ( vì BD là tia phân giác của góc ABE)
Do đó: tam giác ABD = tam giác EBD (cạnh huyền.góc nhọn)
=> AB = BE (2 cạnh tương ứng)
Hay tam giác ABE cân tại B (đpcm)
a) Xét ΔABD và ΔEBD, có:
góc BAD = góc BED = 90o (gt)
BD: cạnh chung
góc ABD = góc EBD (do BD là phân giác của góc ABC)
=> ΔABD = ΔEBD (cạnh huyền - góc nhọn)
Nên: AB = EB (2 cạnh t/ư)
Vậy ΔABE cân tại B (2 cạnh = nhau)
b) Xét ΔBEF và ΔBAC, có:
góc BEF = góc BAC = 90o (gt)
BE = BA (cm câu a)
góc B: chung
Do đó: ΔBEF = ΔBAC (g - c - g)
Vậy BF = BC (2 cạnh t/ư)
Xét ΔBDF và ΔBDC, có:
BF = BC (cmt)
góc FBD = góc CBD (do BD là p/g của góc ABE)
BD: cạnh chung
Nên: ΔBDF = ΔBDC (c - g - c)
Vậy DF = DC (2 cạnh t/ư)