Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Trịnh Thị PHương

Bài 2:

a. Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya".

b. Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?

c. Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya"? Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó?

d. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya?

hello
22 tháng 3 2020 lúc 11:54

a) Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa ,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa .

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .

b) -Tác giả bài thơ là : Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Sáng tác năm : 1947

-Ở : chiến khu Việt Bắc

-Theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

c) -Các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya' là: so sánh - điệp từ

-Tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ là :

+ So sánh : Tiếng suối - tiếng hát

-> Cảnh gần gũi với con người ,trẻ trung ,sống động .

+ Điệp từ ,nhân hóa :"lồng"

-> Lộng lẫy ,nhiều đường nét ,hình khối ,giao hòa ,giao cảm .

=> Có nhạc ,có họa

d) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya là :

Bn tự tìm hiểu nhé!

Chúc bn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
22 tháng 3 2020 lúc 12:05

Tham khảo:

d)

Thơ hay là thơ giản dị, hàm súc mà ám ảnh, những câu thơ vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh. Và thật lạ kì, đến với "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh ta bắt gặp những câu thơ giản dị mà xúc động đến vậy. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh mà thơ mộng, lung linh, để thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thi sĩ nhưng cũng ẩn giấu sau bức tranh ấy là nỗi niềm tâm sự của một tấm lòng yêu nước.

Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối trong trẻo, du dương như một sự hé mở không gian nơi rừng khuya thanh tịnh:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".

Tiếng suối như một giai điệu nhẹ nhàng du dương đang xâm chiếm không gian hoang vu của núi rừng, nơi mà Bác đang dừng chân. Rõ ràng tiếng suối là một cảm nhận âm thanh vô hình nay lại được hữu hình mang sắc độ trong trẻo, đã giúp cho tiếng suối thêm phần gợi cảm, như một áng trữ tình bàng bàng kêu róc rách, rì rập nơi rừng sâu. Tiếng hát xa, gợi sự sống của con người hưng rất thưa vắng và đượm buồn, vần "a" ở cuối câu như mở ra một không gian xa vắng, rộng lớn đến hoang vu trong tâm hồn con người. Nhưng bức tranh thiên nhiên đâu chỉ có âm thanh trong trẻo, du dương mà còn có sự hòa hợp giữa bóng trăng và bóng hoa.

Câu thơ thứ hai như một bức họa cổ điển, có sự đan cài thêu dệt giữa sắc trắng và sắc đen, giữa trăng và hoa. Bóng trăng lồng vào bóng hoa, bóng hoa lồng vào bóng lá tất cả như một bức tranh đẹp mà thanh, được soi chiếu bởi ánh sáng bạc trên cao như đang in hình xuống nền đất. Điệp từ "lồng" cho thấy sự quán quýt, đan cài giữa các sự vật, gây những trường liên tưởng thú vị cho người đọc. Trong thơ Bác, trăng đã trở thành người bạn tri kỉ, chứ không còn chỉ đơn thuần là tứ thú thanh cao "cầm, kì, thi, tửu" như các bậc tao nhân mặc khách thời xưa. Ánh trăng đẹp, rạng rỡ trong "rằm tháng giêng", ánh trăng cùng đối thoại đàm tâm trong "Ngắm trăng" và đến "cảnh khuya" lại âm thầm, tư lự dõi theo bước hành quân của Bác. Không gian hiện lên với tiếng nhạc trong trẻo, du dương kết hợp với vẻ đẹp dịu dàng, nên thơ trăng hoa trữ tình đã xua tan đi vẻ hoang sơ, heo hút nơi rừng sâu, qua đó cũng thấy được tâm hồn lãng mạn, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Để từ đó làm tiền để mở ra hai câu thơ thấm đẫm chân tâm thực ý ở phía sau:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Thiên nhiên đẹp, như một bức tranh tài hoa và tinh tê mà tạo hóa tạo nên, nhưng trước cảnh thiên nhiên, với một tấm lòng trĩu nặng lòng thương đời, thương dân, yêu nước Bác vẫn không ngủ được, vẫn thao thức, bồn chồn. Bác chưa ngủ. chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Như vậy, nỗi lo lắng của Bác còn làm hiện lên một vẻ đẹp mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đó là, dù đang bận việc nước, lo việc dân, kháng chiến còn trường kì gian khổ đấy nhưng Bác vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu, một sự tri âm đồng điệu. Nhưng thiên nhiên tuyệt nhiên không làm sao nhãng tấm lòng của một người lãnh tụ nặng nợ với nước, với đời. đó là chất chiến sĩ trong con người của Bác. Như vậy chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc lên hình tượng Bác giao hòa, hòa thắm trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài-cái tâm lớn.

Thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp điệp từ và cách sử dụng linh hoạt từ ngữ giản dị mà xúc động đã giúp "Cảnh khuya" cứ mãi làm bâng khuâng, vương vấn tâm hồn của độc giả, với tấm lòng, với tình yêu tha thiết mà cao cả của bác với đất nước, nhân dân và với cả thiên nhiên son thắm, nghĩa tình.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Linh Trịnh Thị PHương
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Dung Phạm văn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Kim thắm Lê thị
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết