Bài 1:Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :
a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?
b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ ?
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.
Bài 2:Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?
Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?
Bài 3:Nêu nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau?
Bài 4:Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K.
Bài 5:Một vật đặc khi ở ngoài không khí có trọng lượng là P = 25N. Khi treo vật vào lực kế rồi nhúng chìm vật trong nước, thì lực kế chỉ giá trị là F = 13N. (biết dn = 10000N/m3)
a) Tính lực đẩy Acsimet lên vật
b) Tính thể tích của vật.
Bài 6:Tính áp suất mà nước biển gây ra tại một điểm nằm sâu 0,02km dưới mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.
\ 1 /
Tóm tắt
m1 = 0,6kg ; t1 = 100oC ; c1 = 380J/kg.K
m2 = 200g = 0,2kg ; c2 = 4200J/kg.K
t2 = 30oC
a) Qthu = ?
b) \(\Delta t\) = ?
Giải
a) Nhiệt lượng miếng đồng tở ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t2 = 30oC là:
\(Q_{\text{tỏa}}=m_1.c_1\left(t_1-t_2\right)=0,6.380\left(100-30\right)=15960\left(J\right)\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước nhận vào. Nhiệt lượng nước nhận vào là:
\(Q_{\text{tỏa}}=Q_{\text{thu}}\\ \Rightarrow Q_{\text{thu}}=15960\left(J\right)\)
b) Ta có nhiệt lượng nước nhận vào bằng:
\(Q_{\text{thu}}=m_2.c_2.\Delta t\\ \Leftrightarrow\Delta t=\dfrac{Q_{\text{thu}}}{m_2.c_2}=\dfrac{15960}{0,2.4200}=19\left(^oC\right)\)
Nước đã nóng thêm 19oC.
\ 2 /
Các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chất rắn là dẫn nhiệt.
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chất lỏng và chất khí là đối lưu
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chân không là bức xạ nhiệt.
\ 3 /
Nguyên lý truyền nhiệt khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau:
- Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Nhiệt được truyền cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
- Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
\ 4 /
Tóm tắt
m1 = 1kg ; c1 = 380J/kg.K
V2 = 3l \(\Rightarrow\) m2 = 3kg
t1 = 20oC ; t2 = 100oC
Q = ?
Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi xoong nước là:
\(Q=\left(m_1.c_1+m_2.c_2\right)\left(t_2-t_1\right)\\ =\left(1.380+3.4200\right)\left(100-20\right)=1038400\left(J\right)=1038,4\left(kJ\right)\)
Một vật đặc khi ở ngoài không khí có trọng lượng là P = 25N. Khi treo vật vào lực kế rồi nhúng chìm vật trong nước, thì lực kế chỉ giá trị là F = 13N. (biết dn = 10000N/m3)
\ 5 /
Tóm tắt
P = 25N ; F = 13N
dn = 10000N/m3
a) FA = ?
b) V = ?
Giải
a) Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên vật là:
\(F_A=P-F=25-13=12\left(N\right)\)
b) Do vật bị nhúng chìm trong nước nên:
\(F_A=d_n.V\\ \Leftrightarrow V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{12}{10000}\\ =0,0012\left(m^3\right)=1200\left(cm^3\right)\)
Thể tích của vật là 1200cm3
\ 6 /
Tóm tắt
h = 0,02km = 20m
d = 10300N/m3
p = ?
Giải
Áp suất nước biển gây ra tại một điểm nằm sâu 0,02km dưới mặt nước biển là:
\(p=d.h=10300.20=206000\left(Pa\right)\)