Bài 1. Hai viên đạn khối lượng lần lượt là 10 g và 5 g được bắn với cùng vận tốc 1 000 m/s. Tính tỉ số động năng giữa viên đạn thứ hai và viên đạn thứ nhất.
Bài 2. Một viên đạn có khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s.
a. Viên đạn xuyên qua tấm gỗ dày và chui sâu vào tấm gỗ 4 cm. Xác định lực cản trung bình của tấm gỗ.
b. Trường hợp tấm gỗ đó chỉ dày 2 cm thì viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định vận tốc của đạn lúc ra khỏi tấm gỗ.
Bài 3. Một vật có khối lượng 100 g được thả lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có chiều dài 150 cm, nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Cho biết g = 10 m/s2. Tìm thế năng của vật tại đỉnh mặt phẳng nghiêng và chân mặt phẳng nghiêng
Bài 4. Một vật khối lượng 250 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu là 15 m/s. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
a. Tính động năng và thế năng của vật khi bắt đầu ném.
b. Tính độ cao cực đại mà vật lên được.
c. Tính động năng và vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 10 m so với mặt đất.
Bài 5. Một vật nhỏ có khối lượng 150 g được gắn vào một lò xo có độ cứng k = 150 N/m đặt nằm ngang. Kéo dãn vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 5 cm rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát và khối lượng của lò xo. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng.
a. Tính thê năng của vật khi bắt đầu thả.
b. Tính thế năng của vật lúc lò xo bị nén 2cm.
bài 2
giải
Áp dụng công thức về độ biến thiên động năng
\(\frac{m.v^2}{2}-\frac{m.v_0^2}{2}=A=-F_c.s\)
đổi 50g=0,05kg
a)Khi viên đạn xuyên vào và nằm trong tấm gỗ (v = 0), ta tìm được lực cản của gỗ:
\(F_c=\frac{m.v_0^2}{2.s}=\frac{0,05.200^2}{2.4}=25000\left(N\right)\)
b). Khi viên đạn xuyên qua tấm gỗ dày s’ = 2 cm và bay ra ngoài, ta tìm được vận tốc của viên đạn khi vừa bay ra khỏi tấm gỗ (với lực cản của gỗ Fc không đổi) :
\(v=\sqrt{\frac{2}{m}.\left(\frac{m.v_0^2}{2}-F_c.s'\right)}=v_0.\sqrt{1-\frac{s'}{s}}=200.\sqrt{1-\frac{2}{4}}=1,41\left(m/s\right)\)