Bài 1 : Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi .
'' Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay "
Câu 1 : a ) Chỉ rõ các biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn thơ trên
b ) Phân tích tác dụng
Bài 2 :Tìm các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng cho ví dụ sau :
a)Trên bến cảng,tàu mẹ tàu con rộn ràng đưa hàng vào bến
b)Trùng trục như con chó thui
Chín măt chín mũi chin đuôi chín đầu
c)Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
Câu1
a,Câu thơ naỳ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với từ" là"
=> Quê gương là chùm khế ngọt; quê hương là đường đi học
Đúng vậy , khế ngọt, đường đi học, tất cả đều là những sự vật quen thuộc với tác giả
Ẩn sau những câu thơ dào dạt kia là một tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của nhà thơ
=> nói tóm lại, câu thơ sử dụng biện pháp so sánh rất hiệu quả, và rất giàu cảm xúc
b,“ Quê hương” là một khái niệm trừu tượng, chỉ có một và lặp lại được đem so sánh với những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi thân quen, gần gũi gợi nhớ, chất chứa bao kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng...Có thể nói Đỗ Trung Quân đã “định nghĩa quê hương” bằng một điệp ngữ kết hợp với nghệ thuật so sánh. Một sự so sánh bề ngoài thì “nổi” thì “ngang bằng” nhưng thực ra lại là “ chìm”, là “không ngang bằng”. Quê hương - một nội dung trừu tượng được so sánh với nhiều hình ảnh rất cụ thể: chùm khế; đường đi học;. Quê hương là tất cả...là một không gian rộng lớn.
Có thể nói nhà thơ đã cụ thể hóa, “vật chất hóa” khái niệm quê hương, tích tụ thêm cho “Quê hương” thêm nhiều ý nghĩa, sinh động, gợi cảm, càng khơi gợi thêm cho mỗi một người nghe sự tự do liên tưởng, cảm nhận theo những cảm xúc, nỗi niềm, ký ức riêng có của mỗi người vô cùng phong phú. Chính sự so sánh độc đáo đó đã làm cho lời hát trở nên sinh động, gần gũi, vô cùng hàm súc và luôn tươi mới gây được chú ý của nhiều người.
Nhờ thế mà lời thơ, bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người được giới trẻ thuộc lòng và hát say mê...Và từ đó trở thành bài hát hay cho nhiều thế hệ. ,tương lai và mai sau
Bài 1 : Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: "Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày, Quê hương là đường đi học, Con về rợp bướm vàng bay"
---------------------------------------
Câu thơ naỳ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với từ" là"
=> Quê gương là chùm khế ngọt; quê hương là đường đi học
Đúng vậy , khế ngọt, đường đi học, tất cả đều là những sự vật quen thuộc với tác giả
Ẩn sau những câu thơ dào dạt kia là một tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của nhà thơ
=> nói tóm lại, câu thơ sử dụng biện pháp so sánh rất hiệu quả, và rất giàu cảm xúc
Bài 1 : Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
~~~Hok tốt nha~~~
Bài 2:
a)Trên bến cảng,tàu mẹ tàu con rộn ràng đưa hàng vào bến.
Nhân hóa : "Tàu mẹ , tàu con " Tác dụng: Việc nhân hóa đã giúp cho người đọc hình dung ra được một cách cụ thể, sống động cảnh lao động nhộn nhịp, vất vả trên bến cảng. Mọi vật được miêu tả như có tâm hồn, cuộc sống lao động bận rộn chẳng khác nào cuộc sống của con người.
~~~Hok Tốt~~~
Bài 2,
b)Trùng trục như con chó thui.
So sánh: Trùng trục vs con chó thui.
Tác dụng: Việc so sánh làm cho cho ng đọc ng nghe hiểu được rõ hơn về sự vật và làm cho câu văn sinh động hơn, hay hơn.
~~~Chúc bn hok tốt~~~
Bài 2
c, + Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
~~~Hok tôt~~~
Nếu thấy hay thì cho mik xin 1 tích nha. Cảm ơi mn nhiều