Đại số lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang

bài 1: độ dài 3 cạnh của 1 tam giác tỉ lệ với 2;3;4. Hỏi 3 chiều cao tương ứng với 3 cạnh tỉ lệ với số nào ?

bài 2: cho \(\Delta ABC\)\(\widehat{B}=60^o\) . Hai đường phân giác AP và CQ cắt nhau tại I. CM:

a) \(\widehat{AIC}=?\)

b) IQ = IP

Phương Trâm
18 tháng 1 2017 lúc 21:27

Bài 1:

Gọi độ dài của 3 cạnh tam giác là \(x;y;z\) \(\left(x;y;z>0;x:y:z=2:3:4\right)\) và ba chiều cao tương ứng là \(a;b;c\)

Đặt: \(x=2.t\)

\(y=3.t\)

\(z=4.t\)

Gọi S là diện tích của tam giác đó.

\(2S=x.a=y.b=z.c\)

\(\Rightarrow a.2.t=b.3.t=c.4.t\)

\(\Rightarrow2.a=3.b=c.4\)

\(\Rightarrow\frac{a}{6}=\frac{b}{4}=\frac{c}{3}\)

Vậy 3 chiều cao tương ứng với 3 cạnh tỉ lệ với: \(6;4;3\)

Hoàng Thị Ngọc Anh
19 tháng 1 2017 lúc 21:16

Bài 2:

Áp dụng tc tổng 3 góc trong 1 tg ta có:

\(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{BAC}\) + \(\widehat{BCA}\) = 180o

=> \(\widehat{BAC}\) + \(\widehat{BCA}\) = 180o - \(\widehat{ABC}\)

=> \(\widehat{BAC}\) + \(\widehat{BCA}\) = 180o - 60o

=> \(\widehat{BAC}\) + \(\widehat{BCA}\) = 120o

Ta có: \(\widehat{IAC}\) = \(\frac{1}{2}\) \(\widehat{BAC}\) (AI là tia pg)

\(\widehat{ICA}\) = \(\frac{1}{2}\) \(\widehat{BCA}\) (CI là tia pg)

=> \(\widehat{IAC}\) + \(\widehat{ICA}\) = \(\frac{1}{2}\) \(\widehat{BAC}\) + \(\frac{1}{2}\) \(\widehat{BCA}\)

=> \(\widehat{IAC}\) + \(\widehat{ICA}\) = \(\frac{1}{2}\) (\(\widehat{BAC}\) + \(\widehat{BCA}\))

=> \(\widehat{IAC}\) + \(\widehat{ICA}\) = \(\frac{1}{2}\). 120o = 60o

Áp dụng tc tổng 3 góc trong 1 tg ta có:

\(\widehat{IAC}\) + \(\widehat{ICA}\) + \(\widehat{AIC}\) = 180o

=> \(\widehat{AIC}\) = 180o - ( \(\widehat{IAC}\) + \(\widehat{ICA}\))

=> \(\widehat{AIC}\) = 180o - 60o = 120o

b) Nối B với I

Kẻ IE \(\perp\) BC; IH \(\perp\) AB và ID \(\perp\) AC

Ta có: \(\widehat{AIC}\) = \(\widehat{QIP}\) = 120o (đối đỉnh)

Áp dụng tc tgv ta có:

\(\widehat{BIH}\) + \(\widehat{HBI}\) = 90o

\(\widehat{BIE}\) + \(\widehat{IBE}\) = 90o

=> \(\widehat{BIH}\) + \(\widehat{HBI}\) + \(\widehat{BIE}\) + \(\widehat{IBE}\) = 180o

=> (\(\widehat{HBI}\) + \(\widehat{IBE}\)) + (\(\widehat{BIH}\) + \(\widehat{BIE}\)) = 180o

=> \(\widehat{ABC}\) + (\(\widehat{BIH}\) + \(\widehat{BIE}\)) = 180o

=> 60o + \(\widehat{HIE}\) = 180

=> \(\widehat{HIE}\) = 120o

=> \(\widehat{QIP}\) = \(\widehat{HIE}\)

Lại có: \(\widehat{QIE}\) + \(\widehat{EIP}\) = \(\widehat{QIP}\)

\(\widehat{QIE}\) + \(\widehat{QIH}\) = \(\widehat{HIE}\)\(\widehat{QIP}\) = \(\widehat{HIE}\) => \(\widehat{EIP}\) = \(\widehat{QIH}\) Xét \(\Delta\)HIA vuông tại H và \(\Delta\)DIA vuông tại D có: IA chung \(\widehat{HAI}\) = \(\widehat{DAI}\) (tia pg) => \(\Delta\)HIA = \(\Delta\)DIA (ch - gn) => HI = DI (2 cạnh t/ư) (1) Tương tự: \(\Delta\)EIC = \(\Delta\)DIC (ch - gn) => EI = DI (2 cạnh t/ư) (2) Từ (1) và (2) suy ra HI = EI. Xét \(\Delta\)QIH vuông tại H và \(\Delta\)PIE vuông tại E có: HI = IE (c/m trên) \(\widehat{EIP}\) = \(\widehat{QIH}\) (c/m trên) => \(\Delta\)QIH = \(\Delta\)PIE (ch - gn) => QI = PI (2 cạnh t/ư)


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Lưu ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
 Quỳnh Anh Shuy
Xem chi tiết
Trương Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Nyoko Satoh
Xem chi tiết
ĐứcTM NgôTM
Xem chi tiết
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết