Văn bản ngữ văn 8

Quỳnh Luna

Bài 1: Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở 'Nước Đại Việt ta' là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở 'Sông núi nước nam'. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Bài 2: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn qua bài 'Nước Đại Việt ta'. Em hãy làm rõ ý trên

Phạm Thu Thủy
19 tháng 3 2017 lúc 10:46

.Tuy ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau nhưng dường như cả hai áng văn thơ bất hủ: Nam quốc sơn hà và Nước Đại Việt ta đều thể hiện chung một khát khao độc lập và tự do của dất nước, của dân tộc. Đó là những lời khẳng định một cách đanh thép, mãnh liệt về chủ quyền của chúng ta.

Vào cuối năm 1076, cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược đang bước sang giai đoạn gay go ác liệt thì nơi phòng tuyến sông cầu, trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát vang lên tiếng đọc thơ sang sảng. Tiếng thơ làm nức lòng binh sĩ, tạo nên kí thế áp đảo kẻ thù:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Nam quốc sơn hà)

Ngày xưa, phong kiến Trung Hoa chỉ coi vua mình là “đế”, là “thiên tử”, còn vua nước láng giềng chỉ là vương, là hầu. Nhưng, Lí Thường Kiệt (?) như muôn tước đi cái tự phụ, ngạo nghễ của Trung Hoa nên đã viết:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Phải chăng đây là lời tuyên chiến đầu tiên của dân tộc ta với Trung Hoa - “lời tuyên chiến” từ một tên gọi? Giáo sư Lê Trí Viễn khi bàn về câu thơ này đã nói: “Xưng Nam đế là xóa đi cái trịch thượng trong đầu chúng, Xưng Nam quốc là hất đi cái mồ ma quận huyện” trong ý đồ bành trướng vốn đã có từ lâu đời.

Xưng hô thế là đủ, nhưng muốn khẳng định cho vững chắc hơn chân lí trên, Lý Thường Kiệt nhấn mạnh:

Rành rành định phận tại sách trời Người xưa coi trọng trời đất. Trong Chiếu dời đô có ghi: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.. “Sách trời” như một công cụ luật pháp hữu ích, một vị quan tòa nghiêm minh. Câu thơ thứ ba như muốn cho thấy sự hung hăng vô độ của vua quan nhà Tống, coi thường mệnh trời, làm trái luân thường đạo lí:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Lý Thường Kiệt như đang chỉ rõ chân tướng của hàng vạn thiên tướng, thiên binh, hạ thấp uv tín của chúng. Chúng không phải là những kiêu binh, dũng tướng của thiên triều nữa, mà thực sự chỉ là một lũ giặc, lũ cướp như mọi lũ cướp đường, cướp chợ khác. Câu thơ hịch “nghịch lỗ” thành “lũ giặc” e không làm rõ hết được ý nghĩa của nguyên tác.

Tác giả lại như một nhà tiên tri khi đưa ra một lời cảnh cáo như sấm truyền về kết quả tất yếu của hành động xâm lược. Câu thơ ẩn chủ thể của hành động như đề người ta có thể hiểu rằng sức mạnh của quân dân ta, sự thuận lòng trời nhất định sẽ chiến tháng, sẽ khiến quân giặc thất bại thảm hại, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, nên “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Cả bài thơ như một tiếng kèn xung trận quyết chiến, quyết thắng. Lời khẳng định chủ quyền của dân tộc đã kết thúc mà âm hưởng của nó vẫn vang xa, in đậm trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Trải qua bốn thế kỉ, tình yêu nước như một cây cầu đưa các nhà quân sự, các tác giả của các bài ca bất hủ đến với nhau. Nếu như trong bản tuyên ngôn đầu tiên ta mới chỉ thấy vị trí của Nam đế - bởi vua là nước, nước là vua - mà chưa thấy yếu tố nhân dân trong sự nghiệp giải phóng đất nước, thì ở bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, ở Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện một quan điểm nhân sinh rõ rệt. Xuân Diệu từng nói:

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Đến chút tột cùng là dòng huyết chảy.

Tất cả tình yêu nước của những con người vĩ đại ấy đều được thể hiện sâu sắc qua đặc điểm lịch sứ, và những lần nhân dân sục sôi giành đất nước từ tay giặc. Dường như họ, trong giờ phút quan trọng, giờ phút tột cùng chảy trong mình bầu nhiệt huyết cứu nước, với ý thức độc lập, tự cường mãnh liệt, càng ngày tiến xa hơn.

Cũng như bài thơ Nam quốc sơn hà, mở đầu bài cáo vẫn là những lời khẳng định dứt khoát và chắc chắn về sự tồn tại ngang hàng của một quốc gia phương nam với một quốc gia phương bắc. Quốc gia này không chỉ có đế, không chỉ có lãnh thổ rõ ràng như trong Nam quốc sơn hà mà còn có một quá khứ oai hùng trong công cuộc chống ngoại xâm và đặc biệt, từ xa xưa đã có một nền văn hiến:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến bấy lâu.

Đồng thời:

Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.

Những sự phân định rạch ròi giữa hai lãnh thổ đã được nêu ra, văn hiến và phong tục nước ta tốt đẹp, vượt qua cái chính sách đồng hóa điên rồ của bọn phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta bảo vệ được núi sông, văn hiến, phong tục là nhờ những cuộc đấu tranh anh dũng chống kẻ thù. Nhưng nước ta đâu có dùng đến vũ lực như bọn Mông- Nguyên, gây đau thương cho bao nhiêu con người hay bọn giặc Minh, miệng thì nói lập lại nhà Trần thực ra là ra sức vơ vét tài lực của đất nước ta, bóc lột, đánh đập nhân dân ta vô cùng thậm tệ. Biết bao lần nhà Lí, nhà Trần cấp thuyền cho giặc về nước. Đó đều là những việc nhân nghĩa và đã được Nguyễn Trãi ghi nhận:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Theo em ý thức độc lập về quốc gia, đất nước không chỉ được khẳng định trong cương vực lãnh thổ, bản sắc văn hóa mà còn được khẳng định cả trong cách chống giặc ngoại xâm, mà đối với Nguyễn Trãi đó là cách đánh vào lòng người. Tác phẩm đã thể hiện niềm tin sắt đá vào chính nghĩa, vào sức mạnh dân tộc. Nhân nghĩa là yên dân, muốn yên dân phải trừ bạo, tức trừ ngoại xâm. Phải chăng có bảo vệ đất nước mới yên dân. Nhân nghĩa vì vậy gắn với tinh thần yêu nước chống quân xâm lược và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan. Trong thể văn biền ngẫu này, Nguyễn Trãi đã sử dụng những cặp câu đối nhau rất tương xứng như:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Các câu văn tương xứng như chứng tỏ sự song song tồn tại của hai quốc gia. Phải chăng, phải có một tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức độc lập tự chủ lớn lao mới có thể viết nên những câu văn hiên ngang, mạnh mẽ như thế? Nếu như ở tác phẩm Nam quốc sơn hà mới chỉ nêu về việc sách trời “chia xứ sở” thì Đại cáo Bình Ngô đã nói lên cả một thế hệ, một quá trinh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chứng tỏ dân tộc ta cũng có một vị trí ngang hàng với Trung Quốc. Với những vị hào kiệt, những vị anh hùng, Nguyễn Trãi đã lại một lần chứng tỏ sự giàu mạnh của đất nước ta qua các nhân tài. Nhân tài cũng chính là những người lập chiến công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước, đánh tan mọi kẻ thừ xâm lược. Ý thức độc lập, ý thức về một dân tộc oai hùng dường như đang sục sôi trong lòng Nguyễn Trãi. Vậy nên dưới bàn tay, trí óc của nhân tài nước ta:

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cứa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Những chiến công lừng lẫy lần lượt đưa ra. Với các từ mạnh như: thất bại, tiêu vong, bắt sống, giết tươi,... Nguyễn Trãi đã thể hiện một sự căm thù giặc cao độ:

Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.

Bài Đại cáo Bình Ngô không chỉ là lời tổng kết chiến thắng mà còn là lời khẳng định sắt đá một nền độc lập mới sau chiến thắng oai hùng, là một bản phác thảo về đất nước trong tương lai:

Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới ơ thế kỉ XV, Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi với những giá trị hết sức lớn lao về tư tưởng và nghệ thuật, xứng đáng là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Khẳng định ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ.

Đã bao nhiêu năm qua, nhưng những lời trong bản tuyên ngôn của cha ông ta để lại vẫn sáng ngời như ngọc quý. Thời gian có thể xóa nhòa, làm mờ đi nhiều điều của quá khứ nhưng không thể làm mờ đi những chân lí bất diệt trong Nam quốc sơn hà và đặc biệt là Đại cáo Bình Ngô bất hủ muôn đời của người dân nước Việt.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
19 tháng 3 2017 lúc 10:49

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.



Bình luận (0)
Bích Ngọc
14 tháng 4 2017 lúc 19:16

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.hihioklimdimleuleulolang

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:45

: Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa ,cái tư tưởng tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa chủ yếu ,cốt lõi để yên dân trước nhất là trừ bạo .Và đó cũng chính là mục đích lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Lam sơn và cũng chính là tư tưởng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi .Nhân nghĩa _yêu dân _trừ bạo _ yêu nước _chống xâm lược bảo vệ đất nước và nhân dân chính là nguyên lý khách quan ,là nguyên lý gốc ,là tiền đề tư tưởng ,là cơ sở lý luận ,nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân lam sơn của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh ,là điểm tựa và linh hồn của bài BNĐC .khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa .Vả chăng có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân ,mới thực hiên được mục đích cao cả là 'yêu dân " Chính vì vậy sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa ,Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt .Với những yếu tố căn bản này ,Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia ,dân tộc .Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia ,dân tộc . So với thời Lý ,học thuyết về quốc gia ,dân tộc của Nguyễn Trãi phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó .Nó toàn diện hơn là vì :Ý thức về dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố :lãnh thổ và chủ quyền .Còn đến Bình Ngô Đại Cáo ba yếu tố nữa được bổ sung : Văn hiến ,phong tục tập quán ,lịch sử .Nó sâu sắc hơn là vì : Trong quan niệm về dân tộc ,Nguyễn Trãi đã ý thức được "văn hiến " truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất ,là hat nhân để xác định dân tộc .Điều mà kẻ xâm lược tìm cách phủ định ( văn hiến nước nam ) thì chính là thực tế ,tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan .Nguyễn Trãi chú ý đến việc xưng đế của dân tộc Đại việt qua các triều đại ,có tác dụng nâng cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có 2 mặt trời ,đất không có 2 hoàng đế " là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương bắc .Lý Thường Kiệt đã thể hiện một ý thức dân tộc ,niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ '' đế " ở BNĐC Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó " Mõĩ bên xưng đế một phương". Ta phân biệt giữa "đế "và "Vương ".Nếu Đế là vua thiên tử ,duy nhất toàn quyền thì Vương là vua chư hầu ,có nhiều và phụ thuộc vào Đế .Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có hai mặt trời ,đất không có hai hoàng đế là để khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc ( Trước đây vua Trung Quốc tự coi mình là đế ,còn vua các nước xung quanh chỉ là vương _thấp hơn đế )Đoạn văn có sức khái quát rất cao ,nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của "kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát "biến những gì đã xảy ra thành quy luật vận hành ,người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận theo chiều hay ngược chiều với nó .Nguyến Trãi biến những lời nói của mình thành người chép sử ,biến cái chủ quan thành cái khách quan ,biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó .Bề nỗi của lời văn là sự răn dạy nghiêm khắc ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người :Nhân nghĩa .Vậy nước Đại Việt là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài -tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo (Nam Quốc Sơn Hà )của Lý Thường Kiệt .Thời gian không cho phép !thông cảm nhé , cứ tiếp tục chỉnh sửa lắp ghép ý tưởng tiếp tục Chào !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bruh
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết
17.Lê Triệu Khang 7A3
Xem chi tiết
Văn Ngọc Hà Anh
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Vy thị thanh thuy
Xem chi tiết
Đố thằng nào biết tao là...
Xem chi tiết