Văn bản ngữ văn 8

Đố thằng nào biết tao là...

1.Phát biểu cảm nhận của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài " Hịch tướng sĩ "
2. Di chúc của Bác Hồ có đoạn : " Tôi chỉ có 1 ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành " . Qua nội dung đoạn trích trên, em hãy chứng minh rằng chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển củ thể tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
3. Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích " Nước Đại Việt ta " là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam ".Trình bày suy nghĩ của em.
4. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Em hãy làm rõ ý kiến trên.

Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 4 2018 lúc 8:31

1.Phát biểu cảm nhận của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài " Hịch tướng sĩ "

Hịch tướng sĩ là một trong những áng văn yêu nước tiêu biểu của thời đại nhà Trần nói riêng, của mọi thời đại nói chung. Áng văn ấy được kết tinh từ một trái tim yêu nước nồng thắm của bậc anh hùng hào kiệt văn võ song toàn: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Với lòng căm giận sục sôi, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tề phụ , để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau. Thật là tội ác trời không dung, đất không tha!
Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với bọn giặc là thái độ khinh bỉ cao độ. Lòng căm giận và khinh bỉ trào ra ngòi bút khiến ông mô tả sứ giặc như những loài cầm thú xấu xa, bỉ ổi nhất: cú diều, dê chó, hổ đói. Thái độ ấy là thái độ quyết không đội trời chung, thề sống chết cùng quân thù.
Bày tỏ thái độ của mình với quân giặc, Trần Quốc Tuấn muốn ba quân tướng sĩ cũng nuôi dưỡng lòng căm thù và ý chí giết giặc như ông. Nhớ lại thực tế lich sử: năm 1277 Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước, năm 1281 Sài Xuân đi sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cổng chính của kinh thành, quân sĩ canh cổng ngăn lại, bị hắn đánh toạc cả đầu. Vua sai thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy. So sánh với thực tế lịch sử ấy sẽ thấy tác dụng của lời hịch như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm hờn của nhân dân ta.
Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!
Càng yêu nước sâu sắc, hơn ai hết Trần Quốc Tuấn càng lo lắng cho sự an nguy của đát nước. Sáu mươi vạn quân Mông Cổ tinh nhuệ với thế mạnh như chẻ tre, đã làm mưa làm gió khắp Á-Âu đang lăm le ngoài biên ải. Vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, thế mà lại có những tư tưởng hoặc dao động cầu hòa, hoặc bàng quan vô trách nhiệm, hoặc lo vun vén cá nhân. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng ấy, ruột gan vị chủ tướng như có lửa đốt. Người anh hùng yêu nước đã biến hành động cho đất nước. Ông khéo tìm cách khích lệ, động viên tướng sĩ. Ông nhắc lại ân tình sâu nặng của mình đối với tướng sí để nhắc nhở họ về sự đền ơn, đáp nghĩa về trách nhiệm của kẻ làm tôi. Ông nêu gương các trung thần nghĩa sĩ để kích thích họ theo gương người xưa mà hành động. Ông chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chủ quyền đất nước bị chà đạp: Triều đình bị giặc sỉ mắng, tướng triều đình phải hầu giặc, nhạc Thái thường thì bị đem ra để đãi yến ngụy sư…để kích động lòng tự trọng, tự tôn dân tộc.
Đứng trên cương vị một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán thái độ bang quan, thờ ơ của tướng sĩ: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà ko biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm…
Cũng đứng trên cương vị của một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờ bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợ con… Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độ bàng quan không chỉ là sự thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ cho họ thấy hậu quả tai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào.
Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Quyết chiến quyết thắng kẻ thù chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 4 2018 lúc 8:33

3. Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích " Nước Đại Việt ta " là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam ".Trình bày suy nghĩ của em.

Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa ,cái tư tưởng tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa chủ yếu ,cốt lõi để yên dân trước nhất là trừ bạo .Và đó cũng chính là mục đích lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Lam sơn và cũng chính là tư tưởng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi .Nhân nghĩa _yêu dân _trừ bạo _ yêu nước _chống xâm lược bảo vệ đất nước và nhân dân chính là nguyên lý khách quan ,là nguyên lý gốc ,là tiền đề tư tưởng ,là cơ sở lý luận ,nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân lam sơn của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh ,là điểm tựa và linh hồn của bài BNĐC .khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa .Vả chăng có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân ,mới thực hiên được mục đích cao cả là 'yêu dân " Chính vì vậy sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa ,Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt .Với những yếu tố căn bản này ,Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia ,dân tộc .Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia ,dân tộc . So với thời Lý ,học thuyết về quốc gia ,dân tộc của Nguyễn Trãi phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó .Nó toàn diện hơn là vì :Ý thức về dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố :lãnh thổ và chủ quyền .Còn đến Bình Ngô Đại Cáo ba yếu tố nữa được bổ sung : Văn hiến ,phong tục tập quán ,lịch sử .Nó sâu sắc hơn là vì : Trong quan niệm về dân tộc ,Nguyễn Trãi đã ý thức được "văn hiến " truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất ,là hat nhân để xác định dân tộc .Điều mà kẻ xâm lược tìm cách phủ định ( văn hiến nước nam ) thì chính là thực tế ,tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan .Nguyễn Trãi chú ý đến việc xưng đế của dân tộc Đại việt qua các triều đại ,có tác dụng nâng cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có 2 mặt trời ,đất không có 2 hoàng đế " là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương bắc .Lý Thường Kiệt đã thể hiện một ý thức dân tộc ,niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ '' đế " ở BNĐC Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó " Mõĩ bên xưng đế một phương". Ta phân biệt giữa "đế "và "Vương ".Nếu Đế là vua thiên tử ,duy nhất toàn quyền thì Vương là vua chư hầu ,có nhiều và phụ thuộc vào Đế .Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng " trời không có hai mặt trời ,đất không có hai hoàng đế là để khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc ( Trước đây vua Trung Quốc tự coi mình là đế ,còn vua các nước xung quanh chỉ là vương _thấp hơn đế )Đoạn văn có sức khái quát rất cao ,nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của "kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát "biến những gì đã xảy ra thành quy luật vận hành ,người thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận theo chiều hay ngược chiều với nó .Nguyến Trãi biến những lời nói của mình thành người chép sử ,biến cái chủ quan thành cái khách quan ,biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó .Bề nỗi của lời văn là sự răn dạy nghiêm khắc ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người :Nhân nghĩa .Vậy nước Đại Việt là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài -tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo (Nam Quốc Sơn Hà )của Lý Thường Kiệt .Thời gian không cho phép !thông cảm nhé , cứ tiếp tục chỉnh sửa lắp ghép ý tưởng tiếp tục Chào !

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 4 2018 lúc 8:34

4. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Em hãy làm rõ ý kiến trên.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Văn Ngọc Hà Anh
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
BICH HOA DUONG
Xem chi tiết
Bruh
Xem chi tiết
17.Lê Triệu Khang 7A3
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Quỳnh Luna
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết