Chương II - Đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nhung

Bài 1: Cho tứ giác ABCD có \(\widehat{DAB}\) = \(90^0\)\(\widehat{BCD}\) = \(90^0\). Gọi O là trung điểm của BD. Chứng minh: OA = OB = OC = OD từ đó suy ra A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 2: Cho (O) có đường kính AB. Vẽ dây cung CD không song song và không cắt với AB. Vẽ AH, OI, BK lần lượt vuông góc với CD tại H, I, K.

1) Tứ giác AHKB là hình gì? Vì sao?

2) Chứng minh: I là trung điểm của HK.

3) So sánh CH và DK.

Vũ Thị Chi
13 tháng 6 2018 lúc 20:42

Bài 1:

O B D A C

Xét △ABD vuông tại A, trung tuyến AO

=> OA = OB = OD

Tương tự:

OC = OB = OD

Do đó OA = OB = OC = OD

=> 4 điểm A, B, C, D cách đều điểm O

Vậy A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.

Bài 2:

O A B C D H K I

1. Ta có: AH ⊥ CD và BK ⊥ CD (gt)

⇒ AH // BK

Xét tứ giác AHKB, có:

AH // BK (Cmt)

\(\widehat{AHK}=90^o\) (gt)

Vậy tứ giác AHKB là hình thang vuông

2. Xét hình thang AHKB, có:

OI // AH // BK (cùng vuông góc với CD)

OA = OB (gt)

Nên IH = IK (t/c đường trung bình của hình thang)

Vậy I là trung điểm của HK

3. Ta có: OI ⊥ CD => IC = ID (Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây)

Mà IH = IK (cm 2)

Do đó IH - IC = IK - ID

hay CH = DK

Vậy CH = DK


Các câu hỏi tương tự
Mastered Ultra Instinct
Xem chi tiết
Huỳnh Ngân
Xem chi tiết
Lương Tuệ Nghi
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
ABCDEFG
Xem chi tiết
Diệu Hương
Xem chi tiết
Lê Hồ Duy Quang
Xem chi tiết
Phạm Hồng Minh
Xem chi tiết