Bài 1: Cho luồng khí cacbon oxit (CO) đi qua 80g sắt(III) oxit (Fe2O3) thu được 28g Fe. Tính thể tích CO cần dùng trong phản ứng ở đktc.
Bài 2: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml H2 và 10 ml O2. Khí nào dư?
Bài 3: Dùng H2 để khử 81,375 g thủy ngân (II) oxit, tính khối lượng của thủy ngân thu được?
Bài 4: Cần dùng bao nhiêu gam Al tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 10,08 lít H2 ở đktc?
Bài 1: Cho luồng khí cacbon oxit (CO) đi qua 80g sắt(III) oxit (Fe2O3) thu được 28g Fe. Tính thể tích CO cần dùng trong phản ứng ở đktc.
P/S :Bài toán cho 2 lượng chất nhưng ta ko cần xác định chất dư vì một chất là chất tham gia và 1 chất là sản phẩm nên chất dư là chất tham gia nên ta tính theo chất sản phẩm.
\(3CO+Fe_2O_3\rightarrow2Fe+3CO_2\)
\(n_{Fe}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{28}{56}=0,5\left(mol\right)\)
Theo PTHH : \(n_{CO}=\dfrac{3}{2}.n_{Fe}=\dfrac{3}{2}.0,5=0,75\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{CO}=n.22,4=0,75.22,4=16,8\left(l\right)\)
Bài 2: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml H2 và 10 ml O2. Khí nào dư?
O2 dư
Bài 3: Dùng H2 để khử 81,375 g thủy ngân (II) oxit, tính khối lượng của thủy ngân thu được?
\(n_{HgO}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{81,375}{217}=0,375\left(mol\right)\)
\(HgO+H_2\underrightarrow{t^0}Hg+H_2O\)
Theo PTHH: \(n_{Hg}=n_{HgO}=0,375\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Hg}=n.M=0,375.201=75,375\left(g\right)\)
Bài 4: Cần dùng bao nhiêu gam Al tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 10,08 lít H2 ở đktc?
\(n_{H_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{10,08}{22,4}=0,45\left(mol\right)\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
Theo PTHH :
\(n_{Al}=\dfrac{2}{3}.n_{H_2}=\dfrac{2}{3}.0,45=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al}=n.M=0,3.27=8,1\left(g\right)\)