Bài 2: Cực trị hàm số

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hải Vân

Bài 1: Cho hàm số \(y=x^3+3x^2+mx+m-2\) (m là tham số) có đồ thị là (Cm). Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành

Bài 2: Cho hàm số \(y=\dfrac{2x-2}{x+1}\) . Tìm m để đường thẳng d: \(y=2x+m\)  cắt đồ thị (C) tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho AB=\(\sqrt{5}\)

Bài 3: Cho hàm số \(y=\dfrac{1}{3}x^3-mx^2+2(m-1)x-3\) (m là tham số) có đồ thị là (Cm) . Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về cùng một phía đối với trục tung

Bài 4: Cho hàm số \(y=-x^3+2(m-1)x^2-(m^2-3m+2)x-4\)

(m là tham số) có đồ thị là (Cm). Xác định m để (Cm) có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía của trục tung

Bài 5: Cho hàm số \(y=-x^3+3x^2+3(m^2-1)x-3m^2-1\) (1). Tìm m để hàm số (1) có cực đại, cực tiểu, đồng thời các điểm cực đại và cực tiểu cùng với gốc tọa độ O tạo thành một tam giác vuông tại O

 

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 7 2021 lúc 22:21

1.

Đồ thị hàm bậc 3 có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía trục hoành khi và chỉ khi \(f\left(x\right)=0\) có 3 nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow x^3+3x^2+mx+m-2=0\) có 3 nghiệm pb

\(\Leftrightarrow x^3+3x^2-2+m\left(x+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+2x-2\right)+m\left(x+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x+1\right)\left(x^2+2x+m-2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x^2+2x+m-2=0\left(1\right)\end{matrix}\right.\)

Bài toán thỏa mãn khi (1) có 2 nghiệm pb khác -1

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}1-2+m-2\ne0\\\Delta'=1-\left(m-2\right)>0\end{matrix}\right.\) 

\(\Leftrightarrow m< 3\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 7 2021 lúc 22:29

2.

Pt hoành độ giao điểm:

\(\dfrac{2x-2}{x+1}=2x+m\)

\(\Rightarrow2x-2=\left(2x+m\right)\left(x+1\right)\)

\(\Leftrightarrow2x^2+mx+m+2=0\) (1)

d cắt (C) tại 2 điểm pb \(\Rightarrow\) (1) có 2 nghiệm pb

\(\Rightarrow\Delta=m^2-8\left(m+2\right)>0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m>4+4\sqrt{2}\\m< 4-4\sqrt{2}\end{matrix}\right.\)

Khi đó, theo hệ thức Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_A+x_B=-\dfrac{m}{2}\\x_Ax_B=\dfrac{m+2}{2}\end{matrix}\right.\)

\(y_A=2x_A+m\) ; \(y_B=2x_B+m\)

\(\Rightarrow AB^2=\left(x_A-x_B\right)^2+\left(y_A-y_B\right)^2=5\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A-x_B\right)^2+\left(2x_A-2x_B\right)^2=5\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A-x_B\right)^2=1\)

\(\Leftrightarrow\left(x_A+x_B\right)^2-4x_Ax_B=1\)

\(\Leftrightarrow\left(-\dfrac{m}{2}\right)^2-4\left(\dfrac{m+2}{2}\right)=1\)

\(\Leftrightarrow m^2-8m-20=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=10\\m=-2\end{matrix}\right.\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 7 2021 lúc 22:31

3.

\(y'=x^2-2mx+2\left(m-1\right)\)

Hàm có 2 điểm cực trị nằm về cùng phía đối với trục tung khi và chỉ khi \(y'=0\) có 2 nghiệm pb cùng dấu

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\Delta'=m^2-2\left(m-1\right)>0\\ac=1.2\left(m-1\right)>0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m^2-2m+2>0\left(\text{luôn đúng}\right)\\m>1\end{matrix}\right.\) 

\(\Leftrightarrow m>1\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 7 2021 lúc 22:33

4.

\(y'=-3x^2+4\left(m-1\right)x-\left(m^2-3m+2\right)\)

Hàm số có hai điểm cực trị nằm về 2 phía trục tung khi và chỉ khi \(y'=0\) có 2 nghiệm pb trái dấu

\(\Leftrightarrow ac< 0\)

\(\Leftrightarrow3\left(m^2-3m+2\right)< 0\)

\(\Leftrightarrow1< m< 2\)

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 7 2021 lúc 22:43

5.

\(y'=-3x^2+6x+3\left(m^2-1\right)\)

Để hàm có cực đại cực tiểu \(\Rightarrow y'=0\) có 2 nghiệm pb

\(\Leftrightarrow\Delta'=9+9\left(m^2-1\right)=9m^2>0\)

\(\Leftrightarrow m\ne0\)

Khi đó ta có hoành độ các cực trị: \(\left\{{}\begin{matrix}x_A=\dfrac{-3+3m}{-3}=1-m\\x_B=\dfrac{-3-3m}{-3}=1+m\end{matrix}\right.\)

Mặt khác ta có:

\(y=-x^3+3x^2-3x+1+3m^2\left(x-1\right)-2=\left(1-x\right)^3+3m^2\left(x-1\right)-2\)

Do đó: \(y_A=\left(1-1+m\right)^3+3m^2\left(1-m-1\right)-2=-2m^3-2\)

\(y_B=\left(1-1-m\right)^3+3m^2\left(m+1-1\right)-2=2m^3-2\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\overrightarrow{OA}=\left(1-m;-2m^3-2\right)\\\overrightarrow{OB}=\left(1+m;2m^3-2\right)\end{matrix}\right.\)

\(OA\perp OB\Rightarrow\overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OB}=0\)

\(\Rightarrow1-m^2-4\left(m^6-1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow4m^6+m^2-5=0\)

\(\Leftrightarrow\left(m^2-1\right)\left(4m^4+4m^2+5\right)=0\)

\(\Leftrightarrow m^2=1\Rightarrow m=\pm1\)


Các câu hỏi tương tự
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Tín
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
hằng hồ thị hằng
Xem chi tiết
Tịnh lộ Đoàn vũ
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
Xem chi tiết
Tâm Cao
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Đông Anh
Xem chi tiết