Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
QA Vlogs

Bài 1: Cho góc xOy. Lấy A thuộc Ox, B thuộc Oy sao cho OA=OB. Gọi C là 1 điểm trên tia phân giác Oz của góc xOy. Chứng minh rằng:
a) Tam giác AOC= Tam giác BOC
b) AB vuông góc OC
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của AB. Trên tia đối của MC lấy N sao cho MC=MN. Chứng minh rằng:
a) Tam giác AMC= tam giác BMN
b) BN vuông góc BA

Nhân Văn
9 tháng 12 2017 lúc 7:13

Bài 1:
O x y z A B H C 1 2 1 2
a, C/m
ΔAOC = ΔBOC.
Xét ΔAOC và ΔBOC. Ta có:
OA = OB (gt)
\(\widehat{O_1}=\widehat{O_2}\) (vì Oz là tia phân giác của \(\widehat{xOy}\))
OC cạnh chung
⇒ ΔAOC = ΔBOC (c.g.c)
b, C/m AB ⊥ OC
Gọi H là giao điểm của AB và Oz
Xét ΔAOH và ΔBOH. Ta có:
OA = OB (gt)
\(\widehat{O_1}=\widehat{O_2}\) (cmt)
OH cạnh chung
⇒ ΔAOH = ΔBOH (c.g.c)
Nên \(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}\) (hai góc tương ứng)
Mà: \(\widehat{H_1}+\widehat{H_2}=180^o\) (kề bù)
\(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\)
Vậy AB ⊥ OC

Bài 2:
N M A C B 1 1 2
a, C/m
ΔAMC = ΔBMN
Xét ΔAMC và ΔBMN. Ta có:
AM = BM (vì M là trung điểm của AB)
\(\widehat{M_1}=\widehat{M_2}\) (đối đỉnh)
MC = MN (gt)
⇒ΔAMC = ΔBMN (c.g.c)
b, C/m BN ⊥ BA
Ta có: ΔAMC = ΔBMN (cmt)
Nên \(\widehat{A}=\widehat{B_1}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat{A}=90^o\)
\(\widehat{B_1}=90^o\)
Vậy BN ⊥ BA




Các câu hỏi tương tự
HUHU
Xem chi tiết
Lenhi
Xem chi tiết
Hien
Xem chi tiết
nguyễn hồng hiên
Xem chi tiết
VuThuyAnh
Xem chi tiết
Phi Yến
Xem chi tiết
Phi Yến
Xem chi tiết
Nguyễn KHánh huyền
Xem chi tiết
Bẻo Thyy
Xem chi tiết