Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Walker Trang

Bài 1: Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Hạ CH vuông góc với AB. Gọi M là trung điểm của BC. AM cắt CH tại O

a, CMR : góc BAM = góc CAM

b, CMR : Tam giác OBC cân

c, CMR : OB \(\perp\)AC

d, Giả sử góc BAC = 50 độ. Tính số đo các góc của tam giác BOC

Giang
9 tháng 2 2018 lúc 16:22

Tự vẽ hình

__________

Giải:

a) Ta có M là trung điểm của BC

=> AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của tam giác ABC

Mà tam giác ABC cân tại A

=> AM đồng thời là đường phân giác ứng với góc A

\(\Leftrightarrow\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)

b)

Có: AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của tam giác ABC

Mà tam giác ABC cân tại A

=> AM đồng thời là đường trung trực ứng với cạnh BC

=> A và M cách đều hai điểm B và C

Lại có: \(O\in AM\)

=> Điểm O cách đều hai điểm B và C

=> OB = OC

=> Tam giác OBC cân tại O

c)

Có: AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của tam giác ABC

Mà tam giác ABC cân tại A

=> AM đồng thời là cao ứng với cạnh BC của tam giác ABC

Lại có: CH là đường cao ứng với cạnh AB của tam giác ABC

Mà AM cắt CH tại O

=> O là trực tâm của tam giác ABC

=> BO cũng vuông góc với AC

Hay \(OB\perp AC\)

d) Có: \(\widehat{BAC}=50^0\)

Mà tam giác ABC cân tại A

\(\Leftrightarrow\widehat{ABC}=\dfrac{180^0-\widehat{BAC}}{2}=\dfrac{180^0-50^0}{2}=65^0\)

Xét tam giác BCH, có:

\(\widehat{CHB}+\widehat{ABC}+\widehat{BCH}=180^0\)

Hay \(90^0+65^0+\widehat{BCH}=180^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{BCH}=180^0-90^0-65^0=25^0\)

Hay \(\widehat{BCO}=25^0\)

Lại có tam giác OBC cân tại O (câu b)

\(\Leftrightarrow\widehat{BOC}=180^0-2.\widehat{BCO}=180^0-2.25^0=180^0-50^0=130^0\)

Vậy ...


Các câu hỏi tương tự
Nguyn Th
Xem chi tiết
Trung Nam
Xem chi tiết
Bùi Hữu Quang Huy
Xem chi tiết
Quynh Truong
Xem chi tiết
Lài Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Khanh Dang Le Duc
Xem chi tiết