Chương II. Kim loại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
5S Online

Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:

Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu m gam bột rắn. Thành phần % của Zn trong hỗn hợp đầu.

Bài 5: Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.

Bài 6: Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Xác định giá trị của x thỏa mãn:

A. 1,8                              B. 1,5                                C. 1,2                        D. 2,0

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 13:59

Bài 1 :

nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.

Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng hết nếu còn dư Fe thì Cu2+  mới tiếp tục tham gia.

                     Fe                       + 2Ag+                       →                      Fe2+                        + 2Ag                              (VII)

nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII)

                       Fe                            + 2Ag+                     →                       Fe2+                             +2Ag

                  0,1 (mol)                    0,2 (mol)                                            0,1 (mol)                         0,2 (mol)

Sau phản ứng (VII) ta có:  nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                               + Cu                       (VIII)

nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                              + Cu

                     0,05 (mol)              0,05 (mol)                                              0,05 (mol)                     0,05 (mol)

Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu = 0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.

Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư

                                       = 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:04

Bài 2 :

Nhận xét :

- Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới phản ứng với Cu(NO3)2.

- Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra các trường hợp:

             + Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được là Ag tính được giá trị m1.

             + AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia gồm Ag, Cu có giá trị là m2.

            Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2 (từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết, Cu2+ tham gia một phần. 

      Đáp số : m = 3,6gam.

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:10

Bài 3 :

Nhận xét :

- Vì dư lượng dư dung dịch CuSO4 nên sau phản ứng Zn và Fe tham gia phản ứng hết.

- Chất rắn có giá trị m gam sau phản ứng chỉ có thể là Cu.

Hướng dẫn: Gọi a, B lần lượt là số mol Zn và Fe

                     Zn                               + Cu2+                      →                          Zn2+                                + Cu

                     a (mol)                                                                                                                                a (mol)

                    Fe                                + Cu2+                     →                           Fe2+                               + Cu  

                     b (mol)                                                                                                                                b (mol)

Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng đều có giá trị là m nên ta có:

               mZn + mFe = mCu

    → 65a + 56b = 64(a +b)

    → a = 8b

    → % Zn = (65a x 100)/(65a + 56b)                                     (thay a = 8b)

    → % Zn = 90,27%

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:12

Xin lỗi nha : ( Bài 3 ) vừa rồi là bài 4

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:16

Bài 3 thật đây nha :

 Nhận xét :

- Vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu, nên Fe sẽ tác dụng với Ag+ trước, nếu Ag+ còn dư mới tác dụng với Cu.

- Bài toán trở thành bài toán lượng dư, so sánh từng số mol sẽ biết được chất rắn thu gồm những kim loại nào.

- Lưu ý rắng nếu Ag+ vẫn còn dư, dung dịch sau phản ứng còn Fe2+ thì có thêm phản ứng: 

                   Ag+                                + Fe2+                         →                         Fe3+                      + Ag 

Đáp số: 70,2 gam

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:27

Bài 5 :

Nhận xét :

- Fe có tính khử yếu hơn Mg nên Mg sẽ tham gia phản ứng với Cu2+ trước, nếu Mg hết mà Cu2+ còn dư thì Fe mới tác dụng.

- Đối với Fe(OH)2 nung ngoài không khí thì ra Fe2O3, còn nung trong chân không ra FeO.

- Ta nhận thấy : nếu Fe và Mg tham gia phản ứng hết mà

          mFe + mMg = 1,36gam

          mFe2O3 + mMgO = 1,2 gam → vô lý → loại trường hợp này

Ta xét 2 trường hợp Mg hết, Fe chưa tham gia và trường hợp Mg hết, Fe tham gia một phần

Hướng dẫn:

                   Mg                        + Cu2+                       →                    Mg2+                         +Cu

                   Fe                         + Cu2+                       →                    Fe2+                          +Cu

* Trường hợp 1: chỉ có Mg phản ứng, Fe chưa tham gia (Cu2+ hết):

m tăng = 1,84 – 1,36 = 0,48

Gọi nMg tham gia phản ứng là a (mol) → 64a – 24a = 0,48 → a = 0,012 (mol)

Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

                              Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO

                              0,012 (mol)                              0,012 (mol)

→ khối lượng chất rắn thu sau khi nung chính là khối lượng MgO → m=0,012 x 40=0,48 < 1,2 ( vô lý )

                   * Trường hợp 1: Mg tham gia phản ứng hết hết và Fe tham gia phản ứng một phần (Cu2+ hết):

Gọi nMg = a (mol); nFe tham gia phản ứng = b (mol); n Fe dư = c (mol).

Ta có : 24a + (b + c)56 = 1,36

Hỗn hợp rắn B gồm (a+b) mol Cu và c mol Fe dư: 64(a + b) + 56 c = 1,84

Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

                             Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO

                             a (mol)                                      a (mol)

                            2Fe → 2FeSO4 → 2Fe(OH)2 → Fe2O3 

                            b (mol)                                       b/2 (mol)

→ 40a + 160.b/2 = 1,2

Giải hệ 3 phương trình trên ta thu được a = b = c = 0,01 (mol) → % mỗi kim loại.

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 14:30

Hướng dẫn:

Dung dịch sau phản ứng chứa 3 ion kim loại thì chỉ có thể chứa : Mg2+, Zn2+, Cu2+

- ∑ne cho = (2,4 + 2x) mol và ∑ne nhận = 1 + 2.2 = 5 mol

- Yêu câu bài toán thõa mãn khi ∑ne cho < ∑ne nhận hay (2,4 + 2x) < 5 → x < 1,3 → x =1,2

→ Đáp án C

ncjocsnoev
10 tháng 6 2016 lúc 13:48

Bạn nên nhớ , mỗi lần chỉ được gửi 1 câu thôi nha

5S Online
10 tháng 6 2016 lúc 13:43

Mọi người giúp mình nha ! Mk cần gấp trong chiều nay.


Các câu hỏi tương tự
Lý Anh Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương
Xem chi tiết
hòa hoang
Xem chi tiết
Phạm An Khánh
Xem chi tiết
Quốc Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Kim Tuấn TÚ
Xem chi tiết
Cao Võ Trung Nguyên
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Gia Hân
Xem chi tiết