Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đỗ Thị Minh Anh

Bài 1: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì?

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Bài 2: Để chứng minh cho nhận định: '' Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta '' tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Bài 3: Cho đoạn văn: " Đồng bào ta ngày nay ...... đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước " . Hãy xác định phép liệt kê có trong đoạn văn và nêu tác dụng?

Vũ Minh Tuấn
9 tháng 2 2020 lúc 10:03

Bài 3:

Thủ pháp liệt kê hàng loạt dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa điển hình, các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ …đến…” Cách viết ấy đã làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến cứu nước của nhân dân ta là vô cùng mạnh mẽ và phong phú, đa dạng.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tan Đi Học Rồii
8 tháng 2 2020 lúc 21:59

Bài 1:Câu rút gọn là: nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Mục đích:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Tramm
8 tháng 2 2020 lúc 22:03

Bài 2:

Tham khảo ạ :>

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay: Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tan Đi Học Rồii
8 tháng 2 2020 lúc 22:07

2.Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hà My
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Huân Bùi
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Thạch
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Hà
Xem chi tiết
Đoàn Thiên Văn
Xem chi tiết
Tâm Phạm Công
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Anh
Xem chi tiết