Gợi ý:
+) Đó là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn ty, gia phong. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại......
+) Mỗi con người Việt Nam gắn bó với gia đình bằng những bữa cơm xum họp. Con trẻ đã là thành viên của gia đình, lớn lên cũng đã ý thức vót được chông để giữ nước. Lòng yêu nước hình thành từ tuổi ấu thơ một truyền thống của dân tộc.........Những bữa cơm gia đình là sự chắt lọc tinh tuý nhất từ đất quê, từ hương đồng gió nội, từ một nắng, hai sương và giọt mồ hôi của ông bà, cha mẹ và của người nông dân lam lũ sớm hôm...........
+) Từ gia đình, từ bữa cơm xum họp và dạy cho con cái “ăn vóc, học hay” như các cụ xưa đã dạy những lời thật gần gũi “nên thợ, nên thầy vì có học, no ăn, ấm mặc bởi hay làm” chính những điều răn dạy đó cho từng thành viên trong mỗi gia đình để gia đình.............
+) Xây dựng một gia đình đạt chuẩn văn hóa là góp phần làm cho xã hội lành mạnh, phát triển. Từ bữa cơm gia đình dạy cho trẻ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.............
Gợi ý:
-
Để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ty trật tự. Khi quan niệm về đời sống mới ở mỗi gia đình, Bác nói: “Trong một nhà: Phải trên thuận, dưới hoà, bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng; ăn tiêu có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, gia đình hăng hái tham gia việc nước, ai ai cũng phải biết chữ”. Bác kết luận: “Trong một nhà như thế thì nhất định phát đạt”.
-Theo Bác, một gia đình mới, một gia đình tốt trong xã hội chủ nghĩa là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trong người phụ nữ. Do tàn dư của tư tưởng phong kiến, người phụ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh không bình đẳng khi người phụ nữ vừa phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình. Đã thế, nhiều chị còn phải chịu cảnh bị bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa.
-Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt; tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Vì vậy, ngày Gia đình Việt Nam đang trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tưong lai của dân tộc.