Gọi số học sinh của 3 lớp lần lượt là a, b, c (a, b, c \(\in\) N*)
Vì số học sinh của 3 lớp cùng làm 1 lượng công việc và năng suất như nhau \(\Rightarrow\) số học sinh tỉ lệ nghịch với số giờ hoàn thành công việc
\(\Rightarrow\) 3 . a = 4 . b = 5 . c và BCNN của 3, 4, 5 là 60
\(\Rightarrow\) \(\dfrac{3.a}{60}=\dfrac{4.b}{60}=\dfrac{5.c}{60}\)
\(\Rightarrow\) \(\dfrac{a}{20}=\dfrac{b}{15}=\dfrac{c}{12}\) và a + b + c = 94
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có :
\(\dfrac{a}{20}=\dfrac{b}{15}=\dfrac{c}{12}=\dfrac{a+b+c}{20+15+12}=\dfrac{94}{47}=2\)
\(\dfrac{a}{20}=2\Rightarrow a=20.2=40\) (học sinh)
\(\dfrac{b}{15}=2\Rightarrow b=15.2=30\) (học sinh)
\(\dfrac{c}{12}=2\Rightarrow c=12.2=24\) (học sinh)
Vậy số học sinh của 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 40 học sinh, 30 học sinh và 24 học sinh.