B1 ; Hòa tan 5.4 gam kim loại Al vừa đủ trong V ml dung dịch H2SO4 2M thì thu đc V' lít H2 Ở Đktc . Tính V và V'
B2 ; Cho 20.4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ vs m gam dd H2so4 9.8 phần trăm thì thu đc dd A và V lít khí H2 / 0 độ c , 2 atm / . Tính m và V
b3 ; cho 24 g hỗn hợp gồm MgO và Fe2o3 có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ vs V ml dd Hcl 1.6 M . Tính V
B4 ; Cho 3.2g một oxit kim loại hóa trị 2 tác dụng vừa đủ vs 50g dd H2SO4 7.84 phần trăm . Xác định công thức của Oxit đó
Ai biết bài nào giúp mik với
Bài 1:
PTHH: 2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2\(\uparrow\)
Theo pt: 2 .......... 3 ................. 1 ............ 3 ... (mol)
Theo đề: 0,2 ..... 0,3 .............. 0,1 ........ 0,3 ... (mol)
\(n_{Al}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
\(V_{ddH_2SO_4}=\dfrac{n}{C_M}=\dfrac{0,3}{2}=0,15\left(l\right)=150\left(ml\right)\)
\(V_{H_{2\left(đktc\right)}}=n.22,4=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
Vậy \(V=150ml\) và \(V'=6,72l\)
Bài 3:
PTHH: MgO + 2HCl \(\rightarrow\) MgCl2 + H2O (1)
Theo pt: . 1 ........ 2 ............. 1 .......... 1 ...... (mol)
Theo đề: 0,12 .. 0,24 .................................. (mol)
PTHH: Fe2O3 + 6HCl \(\rightarrow\) 2FeCl3 + H2O (2)
Theo pt: .. 1 ......... 6 ............ 2 ........... 1 ...... (mol)
Theo đề: 0,12 .... 0,72 .................................. (mol)
Gọi nMgO = nFe2O3 = x (mol)
Ta có: mMgO + mFe2O3 = 24 (gt)
\(\Leftrightarrow\) x(40 + 160) = 24 \(\Leftrightarrow\) 200x = 24 \(\Leftrightarrow\) x = 0,12 (mol)
Lại có: nHCl = nHCl(1) + nHCl(2) = 0,24 + 0,72 = 0,96 (mol)
Do đó: \(V_{ddHCl}=\dfrac{n}{C_M}=\dfrac{0,96}{1,6}=0,6\left(l\right)=600\left(ml\right)\)
Vậy \(V=600ml\)
Bài 4:
Gọi kim loại có hóa trị II là A \(\Rightarrow\) CTHH của oxit cần tìm là AO
PTHH: AO + H2SO4 \(\rightarrow\) ASO4 + H2O
Theo pt: 1 ......... 1 ............. 1 ........ 1 .. (mol)
Theo đề: 0,04 .. 0,04 ............................ (mol)
\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{m_{ddH_2SO_4}.C\%}{100\%.M}=\dfrac{50.7,84\%}{100\%.98}=0,04\left(mol\right)\)
\(M_{AO}=\dfrac{m}{n}=\dfrac{3,2}{0,04}=80\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(\Rightarrow M_A=M_{AO}-M_O=80-16=64\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Do đó: Kim loại A là đồng (Cu)
Vậy CTHH của oxit cần tìm là CuO.
Bài 1: Hòa tan 5.4 gam kim loại Al vừa đủ trong V ml dung dịch H2SO4 2M thì thu đc V' lít H2 Ở Đktc . Tính V và V'
\(2Al\left(0,2\right)+3H_2SO_4\left(0,3\right)\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\left(0,3\right)\)
\(n_{Al}=0,2\left(mol\right)\)
Theo PTHH: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2SO_4}=0,3\left(mol\right)\\n_{H_2}=0,3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}V=\dfrac{0,3}{2}=0,15\left(lit\right)\\V'\left(đktc\right)=0,3.22,4=6,72\left(lit\right)\end{matrix}\right.\)
Bài 2: Cho 20.4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ vs m gam dd H2so4 9.8 phần trăm thì thu đc dd A và V lít khí H2 / 0 độ c , 2 atm / . Tính m và V
Gọi a là số mol của Mg và Al
\(\Rightarrow24a+27a=20,4\)
\(\Rightarrow a=0,4\left(mol\right)\)
\(Mg\left(0,4\right)+H_2SO_4\left(0,4\right)\rightarrow MgSO_4+H_2\left(0,4\right)\)
\(2Al\left(0,4\right)+3H_2SO_4\left(0,6\right)\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\left(0,6\right)\)
Theo PTHH: \(\sum n_{H_2SO_4}=0,4+0,6=1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=1.98=98\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m=m_{ddH_SO_4}=\dfrac{98.100}{9,8}=1000\left(g\right)\)
Theo PTHH: \(\sum n_{H_2}=0,4+0,6=1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V=\dfrac{nRT}{P}=\dfrac{1.0,082.\left(273+0\right)}{2}=11,193\left(lit\right)\)
Bài 3: cho 24 g hỗn hợp gồm MgO và Fe2o3 có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ vs V ml dd Hcl 1.6 M . Tính V
Đặt \(n_{MgO}=n_{Fe_2O_3}=a\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow40a+160a=24\)
\(\Rightarrow a=0,12\left(mol\right)\)
\(n_O=a+3a=0,12+3.0,12=0,48\left(mol\right)\)
\(2H^+\left(0,96\right)+O^{2-}\left(0,48\right)\rightarrow H_2O\)
Theo PTHH: \(n_{H^+}=n_{HCl}=0,96\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V=\dfrac{0,96}{1,6}=0,6\left(lit\right)\)
Bài này tương tự B2 nên mình giải cách khác, bạn có thể tham khảo cả hai.
Bài 4:
Đặt R là kim loại hóa trị II
=> CT của oxit: RO
\(n_{RO}=\dfrac{3,2}{R+16}\left(mol\right)\)
\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{7,84.50}{100.98}=0,04\left(mol\right)\)
\(RO+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2O\)
Theo PTHH: \(n_{RO}=n_{H_2SO_4}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{3,2}{R+16}=0,04\)
\(\Leftrightarrow R=64\left(Cu\right)\)
=> CT của oxit: CuO