Bài 7. Áp suất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Khởi My

a)Tính chiều cao giới hạn của 1 tường gạch nếu áp suất lớn nhất mà móng có thể chịu được là 110 000N/\(m^3\).Biết trọng lượng riêng trung bình của gạch và vữa là 18400N/\(m^3\).

b)Tính áp lực của tường lên móng,nếu tường dày 22cm,dài 10cm và cao như trên ý a)

Phạm Thanh Tường
24 tháng 7 2017 lúc 8:25

a) Cho diện tích tiếp xúc với móng là 1m2

Trọng lượng mà móng có thể chịu được là:

\(p=\dfrac{P}{S}\Rightarrow P=p.S=110000.1=110000\left(N\right)\)

Chiều cao giới hạn của tường gạch là:

\(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{P}{S.h}\Rightarrow h=\dfrac{\dfrac{P}{S}}{d}=\dfrac{\dfrac{110000}{1}}{18400}\approx6\left(m\right)\)

(Có thể cho một diện tích tiếp xúc bất kì , tính ra chiều cao vẫn như nhau)

Vậy chiều cao giới hạn của tường mà móng có thể chịu được là: 6m.

b) Đổi: \(22cm=0.22m\\ 10cm=0,1m\)

Thể tích của tường là:

\(V=S.h=0,22.0,1.6=0,132\left(m^3\right)\)

Khối lượng của tường là:

\(m=D.V=18400.0,132=2428,8\left(kg\right)\)

Áp lực của tường lên móng là:

\(F=P=10.m=10.2428,8=24288\left(N\right)\)

Vậy áp lực của tường lên móng là: 24288N

Nguyễn  Mai Trang b
24 tháng 7 2017 lúc 8:05

Mình làm được chắc câu a để câu b nghĩ đã nha

p=110000N/m^3

d=18400N/m^3

----------------------

h=?

Ta có p=d.h => h=p:d=110000:18400\(\approx\)5,9 (m)

Nguyễn  Mai Trang b
24 tháng 7 2017 lúc 8:12

Câu b mình không chắc mấy

Diện tích bức tường là: 22.10=220(cm^2)=0.022(m^2)

Ta có p=F/s=> F=p.s=110000.0,022= 2,4

Mình nghĩ là thế