Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Komorebi

@Thảo Phương Sử đây @@ t đã phải gõ vs tốc độ cao đới + lên gg ấn tìm kiếm = giọng nói nói rồi copy and paste lại

I. Trắc nghiệm

Câu 1 : Thực dân pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam :

A. từ 1858 - 1873

B. từ 1858 - 1874

C. từ 1858 - 1883

D. từ 1858 - 1884

Câu 2 : Người được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái là :

A. Nguyễn Hữu Huân

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Trương Quyền

Câu 3 : Lãnh đạo phong trào Đông Du (1905 - 1907) là

A. Phan Bội Châu

B. Phan Châu Trinh

C. Lương Văn Can

D. Nguyễn Quyền

Câu 4 : Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào năm :

A. 1890

B. 1911

C. 1917

D. 1918

Câu 5 : Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là :

A. Đinh Công Tráng

B. Phan Đình Phùng

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Đề Thám

Câu 6 : Người nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương" là :

A. Phạm Bành

B. Phan Đình Phùng

C. Nguyễn Thiện Thuật

D. Tôn Thất Thuyết

Câu 7 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp bắt đầu từ năm :

A. 1884

B. 1894

C. 1896

D. 1897

Câu 8 : Chính sách chính trị thâm độc nhất của Pháp là :

A. chia để trị

B. ngu dân

C. phân hóa xã hội Việt Nam sâu sắc

D. nô dịch về văn hóa

II. Tự luận

Câu 1 : Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được ? Liên hệ Việt Nam trong công cuộc cải cách hiện nay ?

Câu 2 : Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ?

Câu 3 : Em hãy nêu những nét chính về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Câu 4 : Thăng Long - Hà Nội dưới thời Nguyễn có những thay đổi gì ?

Câu 5 : Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?

Komorebi
25 tháng 4 2018 lúc 17:24

Các bạn khác nếu muốn cx có thể vào làm thử nhé ^^

Thảo Phương
25 tháng 4 2018 lúc 17:55

batngohehehihaCảm ơn nhìu nhen bạn Vuy

Nguyễn Công Tỉnh
25 tháng 4 2018 lúc 20:35

Woa lớp 8 tiện thể mình cũng sắp thi rồi

nhưng...

....

....

....

....

....

...

...

...

...

...

...

mặc kệ híhíleuleu

Komorebi
25 tháng 4 2018 lúc 20:51

Thảo Phương giải đáp thắc mắc :))

I. Trắc nghiệm

câu 8 : A

II. Tự luận

Câu 4 : Thăng Long - Hà Nội dưới thời Nguyễn có những thay đổi gì ?

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. Thăng Long vốn là thủ phủ của Bắc Thanh. Những năm 1803-1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ xây thành mới.

- Năm 1831, Minh Mạng bỏ các trấn thành lập tỉnh Hà Nội. Hà Nội vốn là trung tâm kinh tế lớn có quan hệ rộng với thị trường trong nước và cả nước ngoài. Các công trình văn hóa và sinh hoạt văn hóa của Thăng Long-Hà Nội cũng có nhiều biến đổi. Hà Nội trong thời kì này có nhiều nhà văn hóa nổi tiếng như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan,....

Ngô Thanh Sang
25 tháng 4 2018 lúc 20:53

Đề thi 8 hả

Aki Tsuki
25 tháng 4 2018 lúc 21:23

heoheo mai tui thi đọ ,--,

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
27 tháng 4 2018 lúc 20:34

Đề sử 8 nhưng năm nay mới học sử 7 thôi,lưu trữ lại để sang năm còn học hihihihi

Eira
3 tháng 5 2018 lúc 21:36

I. Trắc nghiệm
2. C
3. A
4. B
5. B
6. D
8. A

Jatsumin
28 tháng 6 2018 lúc 16:05

Wow ! Đề dài wá!!!!

thanh hằng vũ thị
21 tháng 4 2019 lúc 21:24

trả lời câu 2 hộ mình với ạ!

chu do minh tuan
24 tháng 4 2019 lúc 22:51

Chiến tranh Pháp–Đại Nam hoặc chiến tranh Pháp-Việt, hay còn được gọi là Pháp xâm lược Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại Nam và Đế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Đại Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó.

Sau khi giao chiến một thời gian, quân Pháp đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đại Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Đại Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.

Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Trong đó, Hiệp ước Versailles năm 1787, đã được ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và Nguyễn Ánh, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn.

Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy vậy, Bá Đa Lộc vẫn tìm cách thực hiện việc giúp đỡ Nguyễn Ánh bằng các kêu gọi được sự giúp đỡ của nhưỡng thương nhân, nhà phiêu lưu, binh lính và sĩ quan Pháp. Việc này đã giúp cho Nguyễn Ánh hiện đại hóa quân đội của mình, giúp ông trong cuộc chiến của mình với Tây Sơn. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân. Nguyễn Ánh ra sức tấn công và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Nguyễn[1].

Sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn vẫn có quan hệ tốt với Pháp, đặc biệt, những người Pháp như Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.[1].

Về sau, Hiệp ước Versailles năm 1787 vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Pháp đã dựa vào Hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước được thi hành thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm:

“Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”[2].

Giáo sư Trần Văn Giàu nhận xét[3]:

...đúng là sĩ quan Pháp đã giúp nhiều cho Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Cho nên trong triều đình Huế, đến khi Gia Long lên ngôi, vẫn còn thấy mấy quan đại thần mắt xanh tóc đỏ. Khỏi phải nói trắng ra, các quan đại thần đó như Dayot, Chaigneau, Vannier… đều là tai mắt của Paris. Còn Paris thì các nhà cầm quyền từ đệ nhất đế chế đến đệ tam cộng hòa đều không lúc nào quên Hiệp ước Versailles 1787. Paris luôn nhắc nhở Huế cái hiệp ước “trời cho” ấy bằng đường ngoại giao và bằng đại bác của chiến hạm bắn lên Đà Nẵng.

Cầu viện Pháp, Hiệp ước Versailles đã tạo thành một “nghiệp chướng” cho triều đình Nguyễn.

Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Đại Nam chiếc Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Tuy nhiên, sự bành trướng của châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh đánh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Đại Nam.[4]

Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borienăm 1838 dưới thời Minh Mạng

Trong hoàn cảnh các đế quốc phương Tây đang ráo riết xâm chiếm các vùng đất khác trên thế giới làm thuộc địa, vị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, là quân xâm lược.[5] Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Đại Nam không được nhà vua đếm xỉa đến. Người Pháp cuối cùng làm quan cho nhà Nguyễn đã phải rời khỏi Việt Nam năm 1824.

Vào giữa thế kỷ 19, ở Đại Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Công giáo. Hầu hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháphoặc tiếng Tây Ban Nha. Triều đình Đại Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ cộng đồng Kitô giáo. Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Việc triều đình Đại Nam sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Đại Nam.[6] Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ.[7] Dư luận Pháp thì sôi sục vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.[8] Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người châu Âu bắt được tại Đại Nam.

Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo.[9] Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm buôn bán với phương Tây quyết liệt hơn trước.[9][10] Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.

Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp cầm quốc thư đến Đà Nẵng, và cũng nhằm mục đích dò xét tình hình, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.[11] Thất bại trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với việc dò xét tình hình nội bộ triều đình, theo tác giả Nguyễn Thế Anh là nhằm phục vụ âm mưu xâm lược Đại Nam, ngày 26 tháng 9 năm 1856, hải quân Pháp khai hỏa bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.[12] Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, chiến hạm Capricieuse lại cập bến cảng Đà Nẵng xin được gặp các quan lại trong triều để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23 tháng 1 năm 1857, một phái viên tên là Montigny của Napoléon III cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Theo Thomazi, thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc.[13] Cho nên, ngay trước khi Montigny đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamelin đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Walewski cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Rigault de Genouilly, lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh Đại Nam. Tác giả Nguyễn Thế Anh nhận định: rõ ràng việc cử Montigny sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mô kế hoạch đều đã được sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vì thế, bản thân Montigny đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, ông đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo, đồng thời ông cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kỳ.[14] Trước khi xuống tàu về nước, ông còn lén lút đưa giáo sĩ Pellerin về Pháp yêu cầu Napoleon III cử binh sang Đại Nam để bênh vực những người theo đạo.[15]

Ngày 22 tháng 4 năm 1857, Napoleon III quyết định lập ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Versailles đã được ký kết năm 1787 giữa Pigneau de Behaine, đại diện cho Nguyễn Ánh và Montmorin, đại diện cho Louis XVI.[16][17] Âm mưu của Pháp lúc đó là muốn dựa vào Hiệp ước Versailles để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Đại Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi ký kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước.[18] Họ không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Đảo, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Đại Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Đại Nam, lập luận một cách trắng trợn rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kỳ đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 năm 1857, Napoleon III quyết định can thiệp vào Đại Nam bằng vũ lực.[19] Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, vì cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, họ còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Đại Nam. Nhưng tất cả những lý do đó đều không che đậy nổi nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược. Đó là yêu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc thực dân, đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với Anh.[20]

Năm 1857, Tự Đức lại cho xử tử hai nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Đây không phải là đầu tiên nhưng cũng không phải là sự cố mới nhất, và lần trước chính phủ Pháp đã bỏ qua các hành động khiêu khích kiểu này. Nhưng lần này, Tự Đức hành xử không đúng thời gian, vì hiện đang diễn ra cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2. Quân đoàn viễn chinh của Anh và Pháp được gửi đến vùng Viễn Đông để trừng phạt Trung Quốc, và kết quả là người Pháp có thừa quân trong tay để can thiệp vào tình hình Đại Nam. Tháng 11 năm 1857, hoàng đế Napoleon III của Pháp ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Đại Nam. Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã cập bến tại Tourane (Đà Nẵng) và chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng 2 xã Mĩ Thị và Cẩm Lệ nhưng bị quân đội Đại Nam cầm chân tại đây.[21][22]

Năm 1857, Hoàng đế Pháp Napoléon III đã thành lập Ủy hội Nghiên cứu Nam Kỳ (Commission de la Cochinchine) gồm nhiều nhân vật thông thạo vùng Viễn Đông và Ủy hội này đã bày tỏ ý kiến nước Pháp phải chiếm cứ ba thương cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Kẻ Chợ để có lợi cho Pháp trên cả ba phương diện tinh thần, chính trị và thương mại. Hoàng đế Napoléon III đã tán thành ý kiến của Ủy hội. Đầu năm 1858, Đô đốc Charles Rigault de Genouilly tiến quân để đánh chiếm Đà Nẵng để buộc triều Nguyễn phải chấp nhận cho các nhà truyền đạo Pháp độc quyền giảng đạo tại Đại Nam. Người Pháp tin là mục tiêu sẽ đạt được khi Đà Nẵng thất thủ, sau đó thì tùy vị Đô đốc toàn quyền quyết định các quan hệ với nhà Nguyễn. Chính sách của Pháp lúc này chỉ dừng lại ở việc chiếm 1 căn cứ dành cho việc thương lượng.[23] Dù cho các giáo sĩ khẳng định là người Pháp sẽ được giáo dân nổi dậy ủng hộ nhưng trên thực tế họ chỉ nhận được sự thờ ơ. Đô đốc Rigault de Genouilly thấy triều đình không muốn thương nghị mà lại chuẩn bị kháng cự, quân Pháp lại nhiễm dịch tả cũng như sốt rét rất nhiều nên ông quyết định gởi báo cáo về Paris và thay đổi mục tiêu xuống phía Nam. Ngày 18 tháng 2 năm 1859, Đô đốc Rigault de Genouilly chiếm được thành Gia Định.[24]

Năm 1860, xung đột với nhà Thanh khiến 2 chính phủ Anh và Pháp phải quyết định cử lực lượng viễn chinh sang Trung Hoa, kể cả nhóm quân Pháp tại Nam Kỳ, chỉ còn một số rất ít quân Pháp và Tây Ban Nha ở lại chống cự các cuộc tấn công của Nguyễn Tri Phương.[25]

Chính phủ Pháp khi đó muốn rút quân khỏi Nam Kỳ nhưng Đô đốc Rigault de Genouilly để quyền chỉ huy lại cho tướng François Page và trở về Paris, cố gắng biện hộ cho sự chiếm đóng tại Gia Định. Bộ trưởng Hải quân Pháp là ông Chasseloup-Laubat cũng tán thành ý kiến của Rigault de Genouilly. Do đó mà sau khi Hòa ước Bắc Kinh với Trung Hoa được ký, đô đốc Léonard Charner (mới thay François Page) đem 1 hạm độigồm 70 chiến hạm và 3.500 người tới Nam Đại Nam.[24][26]

Tháng 2 năm 1861, quân Pháp chiếm Đại đồn Kỳ Hòa, Mỹ Tho thất thủ trong tháng 4. Trong suốt năm 1861, Đô đốc Charner tiếp tục mở rộng việc chiếm đóng quanh Gia Định và Mỹ Tho cũng như bắt đầu xây dựng bộ máy hành chính để quản lý khu vực chiếm đóng.[27]

Trận Đại đồn Kỳ Hòa

Khi Đại đồn thất thủ, triều đình lập tức cho ông Nguyễn Bá Nghi làm Khâm sai Đại thần thay Nguyễn Tri Phương. Bá Nghi thấy thế không chống đỡ nổi với quân Pháp nên gởi tấu về xin giảng hòa. Trong lúc này, Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard thay thế Charner vẫn tiếp tục cho quân Pháp chiếm thêm Biên Hòa và Bà Rịa tháng 12 năm 1861, Vĩnh Long tháng 3 năm 1862. Triều đình phải cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp tới giảng hòa và miễn cưỡng chịu ký hiệp ước nhường 3 tỉnh miền Đông với đảo Côn Lôn cho quân Pháp và phải bồi thường chiến phí 4.000.000 đồng bạc trong 10 năm cùng việc mở cửa thông thương ở Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.[28]

Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863 (Basse Cochinchine Francaise) và trước đó là Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1859 (Basse Cochinchine). (Henri Rieunier (1833-1918) vẽ năm 1863.) Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1865, thời Pháp xâm chiếm miền Đông.

Đất Gia Định là vùng khai nghiệp và cũng là nơi cung cấp lương thực của triều Nguyễn nên vua Tự Đức vẫn cố gắng điều đình chuộc lại. Ông bèn sai Phan Thanh Giản làm Chánh sứ cùng các ông Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản sang Pháp thương nghị.

Tại Pháp lúc này, ngoại trừ những người có quan hệ với Hội Ngoại quốc truyền giáo và các công ty làm ăn ở Á Đông, không mấy ai quan tâm tới xứ Nam Kỳ, kể cả Hoàng đế Napoléon III. Tuy nhiên, do sự nỗ lực vận động của Bộ trưởng Hải quân Pháp là ông Chasseloup-Laubat mà sau đó, Phó đô đốc La Grandière trở thành Thống soái Pháp tại Nam Kỳ và ông này cự tuyệt mọi lời đề nghị chuộc đất của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm được đất Gia Định, sự kháng cự được tổ chức mau chóng bởi các quan lại trung thành với triều đình với các lãnh tụ như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt...đã khiến người Pháp gặp phải nhiều sự khó khăn. Cuối năm 1861, Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm Espérance trong trận Nhật Tảo, các đồn nhỏ cũng bị tấn công. Trong 3 năm rưỡi, quân Pháp thiệt hại tới 2.000 người.[29]

Tuy nhiên, lúc này phía Pháp lại được triều đình Huế chấp nhận thương thuyết do kinh thành đang thiếu lương thực trầm trọng bởi thóc gạo ở Nam Kỳ bị phong tỏa và cuộc nổi dậy của Lê Duy Phụng nổ ra khắp các tỉnh Đông Bắc Kỳ. Do đó mà Hòa ước Nhâm Tuất được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn và vì nhiều lý do mà Hòa ước này đã bị phản đối quyết liệt ở cả Pháp lẫn Đại Nam[30]

Vua Tự Đức hy vọng bằng thiện chí của mình sẽ có thể đi tới sửa đổi các điều khoản của Hòa ước và chỉ 5 tháng sau đó, triều đình bắt đầu yêu cầu sửa đổi nhưng sau khi các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ do họ ngầm tổ chức bị Pháp dập tắt cũng như quân nổi loạn của Lê Duy Phụnghoành hành dữ dội trên đất Bắc thì các yêu cầu này đành phải bỏ. Dù ông Phan Thanh Giản ra sức giao hảo thân thiện với phía Pháp nhưng Thiếu tướng De la Grandière viện cớ các tỉnh miền Tây có liên hệ với các tổ chức chống Pháp ở miền Đông nên tháng 7 năm 1867 quân Pháp vẫn tập kết ở Mỹ Tho định tấn công 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Biết không chống nổi, Phan Thanh Giản khuyên các quan ở 3 tỉnh nên đầu hàng còn ông viết sớ về triều tạ tội, di chúc cho con cháu quyết không được nhận quan chức gì của Pháp ở Nam Kỳ rồi nhịn ăn mà từ trần ngày 5 tháng 7 năm 1867. Không cần có Hiệp ước mới, Lục tỉnh Nam Kỳ đã biến thành thuộc địa của nước Pháp.[31]

Rõ ràng, nhà Nguyễn hiểu đối phương rất kém. Người ta vẫn băn khoăn không rõ vì sao chỉ trong một khoảng thời gian ngắn[32] thương thuyết, phái bộ nhà Nguyễn đã vội chấp nhận những điều khoản nặng nề như vậy. Cho nên, vua Tự Đức đã lên án trưởng phó phái bộ Phan Thanh Giản là: tội nhân của bản triều mà còn là tội nhân của muôn đời[33]. Sau này, trong bài văn khắc trên bia Khiêm Lăng, nhà vua còn nhắc lại chuyện cũ: Bất đắc dĩ cầu hòa với giặc, sai sứ đi định ước, không biết vì cớ gì mà lập thành hòa ước dễ dàng, đem tất cả thổ địa nhân dân của các triều trước mở mang khó nhọc bỗng chốc bỏ cho giặc hết [34].

Về phía người dân Việt, nhất là sĩ dân miền Nam thì rất bất bình vì lãnh thổ Nam Kỳ bị tổn thất quá nhiều. Nhưng dù căm phẫn thế nào với Pháp, triều đình Tự Đức vẫn không hỗ trợ sĩ dân miền Nam mà tái chiến với Pháp. Triều đình khuyên tướng Trương Định hạ khí giới, Trương Định không chịu và tiếp tục chống Pháp. Tự Đức phải cách chức Trương Định cho khỏi phiền phức với Pháp[35].

Sau khi nhận ra sự thua thiệt của mình, và thấy sự bất bình của sĩ dân miền Nam; nên song song với việc điều quân đi trấn áp các cuộc nổi dậy ở đất Bắc, triều đình Tự Đức cũng lên kế hoạch khẩn trương để đi chuộc đất, nhưng không thành công vì Pháp không chấp nhận bỏ món lợi ở thuộc địa mới chiếm được (tổng các nguồn thu nhập mà Pháp thu được tại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ trong năm 1863 là 3.900.000 Franc Pháp)[36]

Ngoài việc mất 6 tỉnh Nam Kỳ, nhà Nguyễn phải huy động rất nhiều vàng bạc và cổ vật trong kho tàng để đền trả số chiến phí mà Pháp đòi là 4 triệu piastre (quy đổi thành hơn 2 triệu 880 ngàn lượng bạc). Nhiều tư liệu cho biết nhà vua đã phải lấy rất nhiều đồ vật quý chế tác bằng vàng ngọc, thậm chí tận thu những kim ấn, kim sách của hoàng tử, công chúa, thân vương; các tư trang bằng vàng, bạc của cung phi để trả nợ. Vì lý do này, phần lớn cổ vật chế tác bằng vàng bạc tại Huế trở nên khan hiếm, thậm chí cả cây lá ngọc cành vàng trong cung điện, lăng tẩm, miếu đền của triều Nguyễn cũng đã bị thay bằng loại lá ngọc cành gỗ nhũ vàng[37]

Sau khi chiếm Nam Kỳ, người Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao thông với Vân Nam.[38] Năm 1868, Đại úy Garnier gặp 1 thương nhân Pháp là Jean Dupuis tại Hán Khẩu. Dupuis được Garnier cho biết rằng theo sông Hồng ở Bắc Kỳ có thể tới được Vân Nam khá thuận lợi nên đã tổ chức 1 đoàn thuyền và tự tiện lên Hà Nội, thuê thuyền nhỏ dỡ hàng hóa để thông thương sang Vân Nam (năm 1872).[39] Khi trở về, bởi có lệnh cấm từ trước nên Jean Dupuis bị các quan địa phương ngăn cản, Dupuis cho rằng có lệnh của các quan Trung Hoa là đủ. Nguyễn Tri Phương ra Bắc yết thị cấm không cho người Việt và Hoa kiều giao thiệp với người tây, không cho chở hàng đi Vân Nam và đòi Jean Dupuis phải rời khỏi Bắc Kỳ. Triều đình yêu cầu phía Pháp bắt Dupuis vì theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 thì Hà Nội không phải nơi thông thương nhưng Dupuis kiên quyết ở lại.[40] Triều đình phải cử quan Khâm sai Lê Tuấn cùng Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Tăng Doãn tới Sài Gòn thương nghị. Đô đốc Marie Jules Dupré yêu cầu Francis Garnier (lúc này đã lên chức Đại tá) ra Bắc để giải quyết vụ Dupuis. Garnier khi gặp Nguyễn Tri Phương có đề nghị ký một bản thương ước mở sông Hồng cho việc thông thương nhưng Nguyễn Tri Phương từ chối do chưa rõ ý kiến của triều đình Huế.[41]

Đại tá Garnier sau đó gửi cho các quan chức Đại Nam một bản tối hậu thư trong đó ông yêu cầu quân nhà Nguyễn phải giải giáp và cho Jean Dupuis tự do đi lại. Khi không nhận được thư trả lời đúng hẹn, ngày 20 tháng 11 năm 1873, quân Pháp bắt đầu tấn công. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân lính phòng thủ nhưng chẳng bao lâu thì thành Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng. Bị quân Pháp bắt, Nguyễn Tri Phương nhịn ăn và qua đời sau đó.[42] Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng tử trận. Sau khi Hà Nội thất thủ, quân Pháp chia nhau đi lấy các thành Nam Định, Phủ Lý, Hải Dương và Ninh Bình. Không lâu sau, Đại tá Garnier bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích ở Cầu Giấyvà bị giết ngay tại chỗ.[43]

Triều đình khi nhận được tin lập tức cho 2 Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường đi thương nghị với Đô đốc Marie Jules Dupré. Đô đốc Pháp không được chính phủ ủng hộ trong vụ Bắc Kỳ nên bằng lòng trả các thành lại cho các quan địa phương và ký Hòa ước mới. Sau vụ đụng độ ở Bắc Kỳ, quyền tự quyết về Ngoại giao của Đại Nam bị buộc phải giao cho người Pháp.[44]

Hà Nội, 1873[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Trận thành Hà Nội (1873) Tồng đốc Hà Ninh và tùy tùng, 14 tháng 7 năm 1884

Ngày 19 tháng 11 năm 1873, Garnier gởi tối hậu thư ra lệnh cho quan binh trong thành Hà Nội phải hạ vũ khí đầu hàng và nộp thành.[45]. Cùng ngày, Garnier và Dupuis lên kế hoạch đánh thành Hà Nội, theo đó thì từ 6 giờ sáng ngày 20 tháng 11, các pháo thuyền ScorpionEspignole dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Balny d' Avricourt bắt đầu pháo kích vào hai cửa thành phía Bắc và phía Đông cùng các cơ sở chính quyền trong thành Hà Nội; đặc biệt tập trung pháo kích hương về doanh trại chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương, dinh phủ của Tổng đốc Hà Ninh và cột cờ.[46] Tới 6 giờ 30, quân Pháp sẽ ngừng pháo kích. Garnier cùng phụ tá De Trentinian chỉ huy 25 thủy bộ binh với hai khẩu sơn pháo phối hợp với các thủy thủ của phó thuyền trưởng Esmez tấn công cửa thành số 2 phía Nam và sẽ bắt liên lạc với cánh quân của Bain cùng với 2 phụ tá Hautefeuille và Perrin sau khi cánh quân này tấn công phá cửa thành số 1 phía Đông. Cả hai toán quân này tổng cộng gồm 90 người. Dupuis bố trí quân và thủ hạ của mình sát gần cửa thành phía Đông trong giai đoạn bắn phá của 2 pháo thuyền. Ngay sau khi ngưng pháo kích, toán binh lính đánh thuê Trung Quốc và các thủ hạ của ông ta sẽ chiếm đóng lầu canh hình bán nguyệt nơi cổng thành phía Đông rồi đóng chốt ở phía Bắc chận giữ đường rút lui tháo chạy của quan binh triều đình.[47] Ngày 20 tháng 11 năm 1873, từ lúc 5 giờ sáng, lực lượng phối hợp do Francis Garnier và Jean Dupuis chỉ huy chuẩn bị lần cuối trước khi tấn công vào thành Hà Nội. Đúng 6 giờ sáng, hai pháo thuyền trên sông Hồng từ khoảng cách 1.200 mét bắt đầu bắn phá vào thành Hà Nộị, tới 6 giờ 30, cuộc pháo kích ngừng. Toán quân của Dupuis chiếm đóng cổng thành phía Bắc, trong khi đích thân Dupuis chỉ huy một toán quân chiếm đóng lầu canh hình bán nguyệt và mở cổng thành[48]. Đội quân đặc nhiệm của Garnier chia thành hai cánh: cánh quân thứ nhất do phó thuyền trưởng Bain de la Coquerie chỉ huy 30 binh sĩ kèm theo một khẩu sơn pháo lấy từ tàu chiến Decrès kéo tới dàn trận trước cổng thành phía Tây-Nam để nghi binh, giả tấn công vào mặt này nhằm đánh lạc hướng quan binh trong thành. Cánh quân thứ hai gồm có 27 thủy bộ binh do chuẩn úy Trentinian chỉ huy và nột đội thủy quân biệt phái 29 người do phó thuyền trưởng Esmez chỉ huy, cùng với 3 khẩu trọng pháo và 19 binh sĩ trừ bị của tàu Decrès, có nhiệm vụ tấn cổng vào thành ở cửa Đông-Nam. Trại đóng quân nơi Trường Thi do 10 binh sĩ canh giữ dưới quyền chỉ huy của kỹ sư Bouiller.[49]

Garnier dẫn đầu toán quân thứ hai tấn công mặt Đông-Nam. Tháp canh mặt này bị chiếm ngay sau khi cổng thành bị phá vỡ, toán quân của Garnier tràn vào thành mà chỉ gặp những sức kháng cự yếu ớt không gây thiệt hại nào đáng kể. Đích thân khâm sai Nguyễn Tri Phương đứng trên tháp canh để đốc thúc binh sĩ chống trả dù đã bị bắn trọng thương ở bụng nhưng chỉ sau một giờ giao chiến, quan binh triều đình tan rã, thành Hà Nội bị quân Pháp chiếm.[50]

Để duy trì đường thông thương ra biển và kiểm soát đường cái quan Hà Nội-Huế, Garnier lại cử thuyền trưởng Adrien-Paul Balny d'Avricourt đi Hải Dương và Ninh Bình. Tổng đốc Hải Dương từ chối không chịu xuống chiến hạm Espignole để gặp Balny. Quân Pháp đổ bộ lên bờ, quan binh trong thành kháng cự mạnh nhưng không gây được thiệt hại nào cho đối phương. Quân Pháp tiếp tục công thành, cửa thành bị vỡ, quân trong thành rút chạy, thành Hải Dương bị mất vào tay quân Pháp chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ giao tranh giữa hai bên.[51]

Đổng suất quân vụ Lê Hữu Thương, Tổng đốc Hải Dương Đặng Xuân Bảng, Bố chính Nguyễn Hữu Chánh bỏ thành chạy ra huyện Gia Lộc và Cẩm Giàng. Quân Pháp phá hủy, đốt hết binh trại trong thành, chiếm đoạt kho lương và tiền bạc rồi đặt chuẩn úy Tritinian và 15 lính thủy bộ ở lại giữ thành, tổ chức việc cai trị, mộ thêm lính bản xứ địa phương để phòng giữ an ninh.[52][53]

Đinh ninh toán binh sĩ của Balny vẫn còn ở Phủ Lý, Garnier sai chuẩn úy Hautefeuille với một thuyền chạy máy hơi nước nhỏ với 8 thủ thủ và 2 lính dân vệ người An Nam tăng cường để Balny chuẩn bị tiến chiếm thành Hải Dương.[54]

Khi đến Phủ Lý thì Hautefeuille hay tin thành Hải Dương đã bị toán quân của Balny chiếm, nên 5 tháng 12 Hautefeuille theo dòng sông Đáy chạy tàu ra Kẻ Sở để phá bỏ các chướng ngại vật, cũng như đưa toán lính đi theo của mình lên bờ sông để giải tán rất nhiều dân phu do quan lại địa phương bắt đi đắp lũy, làm bè tre hỏa công, đóng cọc nhằm ngăn chận quân Pháp vượt qua sông. Một phó lãnh binh điều khiển nhóm dân phu lao dịch bị Hautefeuille bắt giữ nhưng rồi được tha ngay sau đó. Sáng sớm ngày 5 tháng 12 năm 1873 (16 tháng 10 âm lịch năm Quý Dậu), tàu của Hautefeuille đến trước thành Ninh Bình, bắn hai phát trọng pháo vào thành rồi chờ đợi trời sáng và phản ứng của quân trú thành.[55]

Quân trú phòng xuất hiện rất đông trên bờ thành. Dân quân tự vệ chuẩn bị chèo ghe ra bao vây tàu máy của Hautefeuille nhưng bị giải tán ngaỵ. Hautefeuille dẫn quân nhảy lên bờ tiến đến cổng thành. Các ụ công sự trước cổng thành đã bị bỏ trống không có người chống giữ. Dân quân tự vệ ào ra bao vây toán quân của Hautefeuille nhưng e sợ không dám tấn công.[56] Quân Pháp bắn đại bác từ tàu hơi nước lên bờ giải tán nhóm dân quân. Hautefeuille vượt nhanh qua cầu trước cổng thành. Tuần phủ Nguyễn Vũ đang đứng dưới lọng che trong nhà tiếp khách bên ngoài vòng thành để đón Hautefeuille nhưng bị Hautefeuille xông tới bắt làm con tin để quân Pháp vào thành một cách an toàn và bắt trói tất cả các quan chức trong thành, thành Ninh Bình với 1.700 quân thất thủ.[57]

Ngày 09 tháng 12 năm 1873, Francis Garnier rời Hà Nội đi tàu Scorpion với 40 quân binh và thủy thủ đoàn, kéo theo một thuyền buồm chuyên chở đạn dược tới Ninh Bình vào buổi chiều, vào thành Ninh Bình khen ngợi Hautefeuille, sắp xếp để lại cho Hautefeuille 10 bộ binh thay cho 7 thủy thủ cũ để giữ thành Ninh Bình.[58]

Ngày hôm sau, 10 tháng 12 năm 1873, Francis Garnier đem quân thẳng tiến xuống Nam Định. Vào lúc 9 giờ sáng, tàu chiến Scorpion tới một khuỷu sông gần thành Nam Định thì rơi vào ổ phục kích của quân Nguyễn nhưng không bị thiệt hại nào đáng kể. Đồng thời đạn đại pháo từ trong thành bắn ra nhưng hầu hết đều không bắn trúng được tàu chiến Scorpion. Nhiều thủy thủ leo lên cột buồm tàu bắn trả khiến cho tiếng súng trong thành và từ các ổ phục kích phải chấm dứt. Toán của Bouxin gồm có 15 binh sĩ và một khẩu trọng pháo đổ bộ lên bờ để dụ quân trú phòng kéo tới phòng thủ cổng thành phía nam, nhưng quân binh trên thành chống trả mạnh khiến cho toán quân Bouxin không thể tiến lên. Trước tình hình đó Garnier đích thân dẫn đầu một toán 15 binh sĩ đổ bộ lên bờ trước cửa thành phía Đông, trong khi một toán khác do Bouillet chỉ huy đổ bộ vào phố thị buôn bán của tỉnh Nam Định và ngăn ngừa quân An Nam tấn công đường rút lui toán quân của Bouxin.[59]

Trước cổng thành phía Đông, Garnier dùng đại bác bắn phá cửa thành nhưng đại bác lại bị hỏng sau ba phát đạn. Garnier liền dùng một trong các bọ ngựa dùng làm chướng ngại vật chận ngang cầu trước cổng vào thành để làm thang trèo vào bên trong. Garnier dẫn đầu leo lên bờ thành, quân lính trong thành hoảng sợ rút lui tìm đường chạy trốn về phía cổng thành phía Nam. Thành Nam Định bị thất thủ.[60]

Ngay sau khi thành Hà Nội thất thủ, triều đình Huế phái Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cùng hai giáo sĩ Gia Tô là Sohier và Danzelger ra Hà Nội để điều đình với Garnier nhưng Garnier đã cho quân binh đánh chiếm thêm nhiều nơi khác ở Bắc Kỳ. Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định nối nhau thất thủ. Tự Đức liền khiến Tam Tuyên tổng thống Hoàng Tá Viêm sung tiết chế Bắc Kỳ quân vụ và tham tán Tôn Thất Thuyết đem theo 1.000 quân đến đóng ở phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh lo việc phòng ngự. Tuy nhiên, quân tăng phái triều đình ra đến Thanh Hóa thì phải ngưng lại vì thành Ninh Bình đã bị quân Pháp đánh chiếm.[61]

Trong khi Garnier đánh chiếm thành Nam Định thì ở Sơn Tây, Quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy hoạt động mạnh và đánh chiếm lại đồn phòng thủ của quân Pháp ở Phủ Hoàivà nhiều tiền đồn ở sát Hà Nội chỉ vài cây số. Garnier phải cử tàu Scorpion chở 15 lính tăng viện cho Bain de la Coquerie và ngay sau đó tàu này phải ra cửa Cấm chờ tàu Decrèschở quân tăng viện từ Sài Gòn ra.[62]

Ngày 18 tháng 12 năm 1873, sau khi cử y sĩ Harmand giữ chức quản trị quân sự cùng với 25 lính thủy giữ thành Nam Định, Garnier quay trở về Hà Nội để dự trù một cuộc hành quân phản công ở Phủ Hoài vào ngày 21 tháng 12 năm 1873. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày 19 tháng 12 năm 1873, Garnier phải đón tiếp đoàn thương nghị của triều đình Huế do Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cầm đầu cùng với 2 giáo sĩ Gia Tô, Garnier liền niêm yết cáo thị tạm ngừng chiến để thương nghị tìm giải pháp hòa bình.[63]

Tới ngày 21 tháng 12, Garnier đang ngồi nghị bàn với phái đoàn của triều đình Huế thì được khẩn báo là quân binh triều đình cùng với quân Cờ đen ở Sơn Tây phối hợp đang tiến đến cổng thành Hà Nội. Garnier dẫn một toán quân ra chặn đánh, nhưng bị Quân cờ đen phục kích và giết chết tại Cầu Giấy.[17]

Đại tá Thomazi, nhà sử học Đông Dương thuộc Pháp, ghi lại những giờ phút cuối cùng của Garnier như sau:[64][65]

Giữa ngày 21 tháng 12 năm ấy, khi đang bàn luận với các sứ bộ An Nam thì viên thông dịch vào báo rằng quân Cờ Đen (tức quân Lưu Vĩnh Phúc) đang đánh thành ở cửa Tây. Garnier kéo ra trận tiền nơi lính Tây đang nã súng, buộc quân Cờ Đen phải rút lui sau lùm tre. Liền đó một cỗ pháo nòng 40-mm được kéo ra. Garnier gọi một toán lính hơn một chục người rồi giao cho ba người kéo cỗ súng ra ngoài cổng thành đuổi theo quân địch. Vì súng thì nặng nên không đi nhanh được, Garnier sau ra lệnh bỏ lại với vài tên lính. Chín tên lính còn lại thì Garnier chia thành ba nhóm. Hai nhóm truy kích vòng ra hai phía tả hữu còn Garnier thì dẫn nhóm trực chỉ lối giữa. Đuổi khoảng 1 km rưỡi thì Garnier trượt chân ngã xuống ở chân dốc đê. Một toán quân Cờ Đen ẩn đằng sau đê ùa ra, súng bắn tràn. Lúc đó Garnier đã bỏ xa hai người lính hộ vệ 100 mét. Một người trúng đạn chết; người kia cũng bị thương. Garnier gào to: "Hỡi những binh sĩ dũng cảm, hãy lại đây với tôi, tôi sẽ đánh cho chúng một trận chí tử!" Sau đó Garnier cố tự vệ dùng súng côn bắn sáu phát. Quân địch ùa đến bổ vây dùng giáo và kiếm đâm chém, chặt đầu rồi bỏ chạy, để lại một thi thể đầy thương tích rùng rợn. Hai toán lính truy kích nghe tiếng súng liền sấn vào nhưng chỉ kịp cướp lấy cái thây đầy máu của Garnier đem lại về thành Hà Nội.

Các năm 1876 và 1880, để đối phó với quân Pháp, sứ bộ Đại Nam do Phạm Thận Duật đi đầu đã sang Trung Hoa cầu viện sự giúp đỡ từ nhà Thanh. Triều đình cũng chiêu nạp quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, phong ông này làm Đề đốc cùng các quan chống cự quân Pháp khiến họ lo ngại. Trong khi đó, tình trạng mất an ninh ở Bắc Kỳ bởi các lượng lượng người Hoa, nhất là quân Cờ Đen khiến chính phủ Phápphải lựa chọn hoặc là đặt sự bảo hộ hoàn toàn ở Bắc Kỳ hoặc là phải rút lui. Lựa chọn thứ 2 có thể làm nước Pháp tổn thất danh dự nặng nề nên ngay từ năm 1879, Đề đốc Bernard Jauréguiberry đã yêu cầu gởi thêm 6.000 người sang Bắc Kỳ áp đặt nền bảo hộ nhưng chính phủ Pháp đã từ chối. Thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers trong năm 1882 đã yêu cầu Đại tá Henry Rivière ra Bắc với 233 binh sĩ để bảo vệ các thương gia Pháp trước quân cướp tống tiền người Hoa.[66] Khi tới Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 1882, Henry Rivière đã có ý chiếm thành. Le Myre de Vilers đã tỏ ý phản đối việc làm của Rivière nhưng lại có trách nhiệm phải che chở Henry Rivière.[67]

Cuối năm 1882, quân Thanh do các tướng Tạ Kính Bưu và Đường Cảnh Tùng vượt biên giới sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây. Triều Nguyễn khi đó đã yêu cầu nhà Thanh can thiệp trong khi Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh thương thảo với Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương về 1 sự phân chia Bắc Kỳ dọc theo sông Hồng giữa 2 nước. Đại tá Rivière sau đó đã cho quân đi đánh chiếm nhiều nơi như Hòn Gai và Nam Định nhưng sau đó các quan viên triều Nguyễn như Trương Quang Đản, Bùi Ân Niên, Hoàng Kế Viêm đe doạ kéo quân bao vây người Pháp ở Hà Nội. Trong khi xuất quân phá vây, Rivière bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc hạ sát sáng ngày 19 tháng 5 năm 1883. 4 ngày trước cái chết của Rivière, Quốc hội Pháp thông qua 1 khoản ngân sách 5.500.000 franc cho phép gởi thêm quân lực tới xứ Bắc Kỳ.

Hiểu rằng vấn đề Bắc Kỳ chỉ có thể giải quyết ở Huế, bộ chỉ huy Pháp muốn lợi dụng những biến loạn xảy ra khi vua Tự Đức băng hà ngày 17 tháng 7 năm 1883, tướng Courbet đem hạm đội đi đánh cửa Thuận An buộc triều đình phải xin hưu chiến và chấp nhận ký kết Hiệp ước Harmand. Dù vậy, phái chủ chiến của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chỉ coi đây là 1 kế hoãn binh mà thôi.[68] Thuyết và Tường đã cổ vũ thành lập những đội nghĩa quân chống Pháp, đắp đồn xung quanh kinh thành và cho xây dựng căn cứ Tân Sở. Trong khi hàng vạn nhân công đang xây dựng căn cứ trong miền rừng núi Quảng Trị thì vua Hiệp Hoà chủ trương hoà giải bị cho là nhu nhược và bị ép phải tự tử. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường lập Kiến Phúc kế vị.

Trong năm 1884 quân Pháp được tiếp viện dồi dào đã chiếm được nhiều tỉnh giàu có của Bắc Kỳ. Tháng 5 năm 1884, Hiệp ước Thiên Tân được ký giữa Lý Hồng Chương và đại diện Pháp Fournier cam kết quân Thanh phải rút hết về nước và tôn trọng các hiệp ước đã ký giữa triều Nguyễn và người Pháp. Triều Nguyễn cũng phải chấp nhận sửa đổi một số điều kiện trong Hiệp ước Harmand và ký với Jules Patenôtre, lãnh sự Pháp tại Bắc Kinh Hiệp ước Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884. Với Hiệp ước Patenôtre thì việc thiết lập nền bảo hộ của Pháp trên nước Đại Nam không còn bị ngăn cản nữa.[69]

Quân đội Pháp dưới quyền Trung tá hạm trưởng Henri Rivière rời Sài Gòn ngày 26 tháng 3 năm 1882 với 2 tàu chiến DracParseval,[70] chở theo 2 đại đội thủy bộ binh do thiếu tá Chanu chỉ huy, một toán biệt phái xạ thủ An Nam, 5 tàu sà-lúp máy hơi nước, mỗi binh sĩ được trang bị 200 viên đạn. Trước khi lên đường, Henri Rivière được lệnh phải tuân thủ hiệp định đã ký và chỉ được dùng vũ lực trong trường hợp cần thiết,[70] tuy nhiên người ta cũng hiểu rằng chỉ cần có phản ứng nhỏ của quan lại Đại Nam thì Rivière lập tức hành động.[71] Đại đội quân binh Pháp tới Hải Phòng ngày 2 tháng 4 rồi dùng tàu sà-lúp đưa quân đến Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 1882, rồi đóng quân ở Đồn Thủy hiện đang có 2 đại đội thủy bộ binh đóng giữ dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Berthe de Villers.[71] Tổng số quân Pháp đóng ở ngoài thành Hà Nội lúc này là 600 bộ binh gồm 450 lính thủy quân lục chiến, 130 lính thủy và 20 lính bản xứ.[72]

Được tin quân Pháp động binh, quan binh Bắc Kỳ lo phòng bị chống giữ. Henri Rivière không được tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu tiếp đón long trọng có ý không hài lòng và gợi sự ra bằng cách cho rằng các việc sửa soạn phòng bị của quan binh triều đình ở Bắc Kỳ là có tính cách thù địch và khiêu khích.[73]

Ngày 25 tháng 4 năm 1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến Tổng đốc Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không Rivière sẽ chiếm thành.[73] Trước đó triều đình Huế đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn biện bạch về những lý do khiến cho người Pháp phải động binh đồng thời cũng gửi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư này tới quá trễ. Quân quan nhà Nguyễn trong thành Hà Nội tổ chức chống cự đơn độc mà không có sự chi viện kịp thời của các cánh quân từ Sơn Tây (Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc) và Bắc Ninh (Trương Quang Đản), mặc dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa.

Đúng 8 giờ 15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, MassueCarbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành. Tới 10 giờ 45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Vào lúc 11 giờ thì quân Pháp chiếm được thành. Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ Pháp bị thương. Trong thành Hà Nội, Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ của Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam. Phía quân triều đình chỉ có khoảng 40 người tử trận và 20 bị thương, vì đa số đã binh lính đã không chiến đấu mà bỏ thành chạy trốn. Ở cửa Đông và cửa Nam, Lê Văn Trinh và Nguyễn Đình Đường sợ hãi bỏ trốn. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng chống cự nhưng quân Pháp đã tràn vào thành, đành treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu, thọ 54 tuổi.[74]

Ngày 23 tháng 3 năm 1883, Henri Rivière để Berthe de Villers cùng 400 quân ở lại Hà Nội để chỉ huy quân Pháp tiến tới Nam Định. Tới ngày 25 thì Rivière đến Nam Định, một lần nữa kịch bản chiếm thành Hà Nội được lặp lại khi tổng đốc Nam Định không tới gặp Rivière theo thư yêu cầu và lập tức quân Pháp chiếm thành Nam Định vào ngày 27 tháng 3. Thiệt hại nặng nhất của quân Pháp trong trận này là cái chết của trung tá Carreau. Sự kiện này đã khiến chính phủ Pháp lo lắng và một lần nữa ra lệnh cho quân Pháp chỉ được can thiệp khi thực sự cần thiết. Quyết định của chính phủ Pháp chứng tỏ người Pháp vẫn đang lưỡng lự trước việc mở một cuộc chiến tranh toàn diện ở Đại Nam.[75]

Trong lúc Rivière ở Nam Định thì tại Hà Nội, lực lượng của de Villers bị 4.000 quân tấn công trong đêm ngày 26 và 27 tháng 3.[75] Tuy quân Pháp ở Hà Nội đẩy lui được hai cuộc tấn công buổi đêm này nhưng tình hình nghiêm trọng vẫn buộc Rivière phải trở về Hà Nội ngày 2 tháng 4 đồng thời đề nghị đô đốc Mayer, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc, đưa quân ứng cứu.[76]

Việc Rivière đánh chiếm Nam Định đánh dấu một bước leo thang quan trọng thể hiện tham vọng của người Pháp tại Bắc Kỳ, và có hệ quả nghiêm trọng. Nhà Thanh bắt đầu ngầm hỗ trợ chính quyền nhà Nguyễn chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Sự can thiệp của quân Thanh tại Bắc Kỳ cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp-Thanh sau này.

Sau khi nhận được yêu cầu cứu viện của Rivière, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là đô đốc Mayer lập tức đưa quân Pháp tới ứng cứu, lực lượng này tới Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1883. Trong lúc đó người Pháp ở Hà Nội tiếp tục bị tấn công bởi một lực lượng mạnh từ 15 cho tới 20.000 quân. Sau khi quân tiếp viện của Mayer tới nơi, lực lượng Pháp bắt đầu quay lại phản công. Ngày 15, người Pháp đốt khu vực đồn trú của quân Cờ đen, một ngày sau đó quân Pháp dưới sự chỉ huy của Berthe de Villers tiến tới ngã ba sông Đuống (canal des Rapides). Tuy nhiên Henri Rivière vẫn cảm thấy bất an và trong lúc chờ lực lượng cứu viện cho phép người Pháp chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây, Rivière quyết định vào ngày 19 tháng 5 sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài theo hướng Sơn Tây. Tối ngày 18, Rivière cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân, ông ta cho rằng hành động này của quân Pháp không có gì bất thường nên sẽ ít bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Rivière không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được.[76]

4 giờ sáng ngày 19 tháng 5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt đầu xuất phát, Henri Rivière cũng có mặt trong đội quân này, cùng lúc một nhóm quân Pháp do đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân. Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.[76] Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa buộc Rivière phải chỉ huy quân kéo khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân Cờ đen. Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên Moulun. Sau khi Rivière chết, quân Cờ đen tiến tới cắt đầu và tay của ông ta để làm chiến lợi phẩm.[77]

Đến 9 giờ 30 thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi ráo riết của quân Cờ đen. Quân Pháp trong thành buộc phải cố thủ và phái người tới Hải Phòng xin tiếp viện.[78]

Lợi dụng sự lục đục trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn sau khi Tự Đức băng hà, Courbet trở lại vịnh Đà Nẵng cùng với chiến hạm Bayardvào tối ngày 16 tháng 8 và đã lên kế hoạch tấn công vào pháo đài Trấn Hải cạnh cửa biển Thuận An pháo đài vào ngày 18 tháng 8. Ngày 17 tháng 8, quân Pháp bắt đầu tập trận. Quân Pháp dùng thuyền đi ngược sông Hương lúc 8 giờ sáng ngày 18 tháng 8. Bayard là soái hạm của Pháp trong trận này. Bayard tiến sâu vào trong đất liền để có thể nã pháo vào các pháo đài lớn ở phía nam và phía bắc từ khoảng cách 2000 mét. Châteaurenault cách đó một chút về phía đông, và tấn công các pháo đài phía Nam. Atalante neo ở phía tây Bayard, được giao nhiệm vụ tấn công các pháo đài lớn nằm ở phía Bắc. Chiến hạm Drac neo tại sườn phía tây hạm đội Pháp bắn đạn vào các pháo đài nhỏ ở cuối các vị trí địch quân. LynxVipère đã neo ở giữa AtalanteDrac để bảo vệ cuộc đổ bộ.[79]

Trong buổi sáng, người Pháp đã chiếm được pháo lũy ở phía Bắc. Tuy nhiên, pháo đài Nam vẫn còn trong tay Đại Nam. Trong buổi chiều, để chuẩn tấn công pháo đài Nam, chiến hạm LynxVipère vượt qua đập sông cách táo bạo. Đại bác quân Đại Nam từ trong thành bắn ra nhưng không trúng phát nào, và lại bị hai tàu chiến bắn trở lại. Ngoài biển, BayardChâteaurenault được bổ sung thêm nhằm chiếm được pháo đài cách nhanh nhất. Người Pháp có vũ khí hiện đại hơn còn quân Đại Nam tuy bắn trả lại suốt ngày hôm đó, nhưng do vũ khí quá thua kém, trình độ quá lỗi thời nên đến cuối ngày các pháo lũy đều bị đạn pháo quân Pháp phá hủy, lực lượng phòng thủ bị tổn thất rất nghiêm trọng mà quân Pháp không bị thiệt hại gì, quan trấn thành là Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, Lâm Hoành, Trần Thúc Nhân nhảy xuống sông tự tử.

Tổn thất Đại Nam trong cuộc oanh tạc và đỗ bộ tiếp theo có lẽ lên tới 2500 lính bị giết hoặc bị thương. Thương vong Pháp, ngược lại chẳng bao nhiêu, khi chỉ có vài chục người bị thương. Vào ngày hôm sau, Courbet cùng quân sĩ ăn mừng thắng trận, đối với các sĩ quan và thủy thủ đoàn LynxVipère, đều được khen thưởng đặc biệt.[80]

Quân Pháp chiếm được đóng cửa Thuận An (Huế). Dưới sức ép quân sự của Pháp, ngày 25 tháng 8, nhà Nguyễn phải chấp thuận ký hòa ước với Pháp, theo đó chấp thuận sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kỳ.[81]

Hay tin Hiệp ước Giáp Thân và Hiệp ước Thiên Tân đã được ký kết, quân Pháp ở Bắc Kỳ rất vui và nhẹ nhõm vì cho rằng chiến tranh, vậy là đã kết thúc. Bởi theo tờ quy ước của Trung tá Fournier ký với Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương ở Thiên Tân, thì quân Thanh ở Lạng Sơn, Thất Khê và Cao Bằng sẽ phải rút hết về nước. Tin vậy, nên ngày 13 tháng 6năm 1884, Thống tướng Millot phái Thiếu tá Dugenne dẫn hơn ngàn binh lính và khoảng ngần ấy phu khuân vác, từ Phủ Lạng Thương kéo lên tiếp quản các tỉnh thành trên.Ngày 22 tháng 6, đoàn quân Pháp đi đến đồn Bắc Lệ[82]. Nhưng khi quân Pháp đến bờ sông Hóa (một nhánh của sông Thương), cách cầu Quan Âm khoảng 8 dặm thì bị chặn lại. Ở phía bên kia cầu, quân Thanh và quân khởi nghĩa người Việt do Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phạm Huy Quang cùng chỉ huy, vẫn còn đang đóng giữ.[83]

Ngày 23, sau khi thăm dò được một quãng sông không sâu lắm, dưới làn mưa đạn, quân Pháp vẫn cố vượt sông. Trước tình thế căng thẳng, tướng nhà Thanh sai quân đưa thư, đại ý nói rằng đã biết có hòa ước, nhưng vì chưa được lệnh rút quân về, vậy xin hoãn lại mấy ngày nữa để đợi chỉ dụ của Bắc Kinh.

Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết:[84]

Thống tướng Millot tiếp được tin quân Pháp thua ở Bắc Lệ, liền sai thiếu tướng De Négrier đem 2 đại đội quân bộ, 2 đội pháo binh và một toán công binh đi đường Phủ Lạng Thương qua làng Kép, lên tiếp ứng cho trung tá Dugenne. Khi tiếp được quân của trung tá rồi, thiếu tướng Millot triệu thiếu tướng De Négrier về Hà Nội, để chờ lệnh và quân ở bên Pháp sang.

(Nhưng) Trung tá Dugenne không chịu; đến quá trưa, trung tá cho người đưa thư sang bảo quân Tàu rằng trong một giờ nữa mà quân Tàu không rút về thì quân Pháp cứ việc tiến lên. Đoạn rồi trung tá truyền lệnh tiến binh; đi được một lúc, thì quân Tàu phục hai bên đường bắn ra. Quân Pháp dàn trận đánh nhau đến tối. Sáng ngày hôm sau, quân Pháp thấy quân Tàu sắp vây cả bốn mặt, bèn rút quân về bên này sông Thương, để đợi quân cứu viện ở Hà Nội lên. Trận ấy quân Pháp bị 28 người tử trận, 46 người bị thương, còn những phu phen chết không biết bao nhiêu mà kể.

Trận đánh này có tiếng vang rất lớn ở Pháp và Đại Nam thời bấy giờ, khiến thực dân Pháp rất hoang mang, lo ngại. Đây thật sự là một thất bại nặng nề của quân Pháp, một thắng lợi to lớn của liên quân Việt–Thanh. Cho nên khi nhận được tin, thủ tướng Jules Ferry liền đánh điện khẩn cho Lý Hồng Chương, để phản đối kịch liệt sự việc này. Và sau đó, đã hai lần (12 tháng 7 và 19 tháng 8) Jules Ferry gửi tối hậu thư đòi quân Thanh phải rút ngay khỏi Bắc Kỳ và phải đòi thường thiệt hại cho Pháp 250 triệu francs (khoản tiền này sau cứ giảm dần đi). Nhưng mặc dù tình hình giao thiệp giữa Pháp và Thanh rất căng thẳng, nhưng cả đôi bên đều muốn dùng con đường thương thuyết để tránh một cuộc chiến tranh lớn. Nhưng trước những yêu sách quá đáng của Pháp, triều đình Bắc Kinh không thể nào nhượng bộ được nữa, cuối cùng, cuộc chiến tranh Pháp-Thanh cũng đã nổ ra (tháng 8 năm 1884).[85]

Sau trận Bắc Lệ, Trung tướng Millot bị triệu hồi, Thiếu tướng Brière de l'Isle lên thay thế, để tiếp tục công việc đánh dẹp và bình định Bắc Kỳ.[86]

Hòa ước Nhâm Tuất được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chính sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.[87]

Theo G. Taboulet[88] thì tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế vào ngày 28 tháng 5 năm 1862, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 6 năm 1862, qua ngày 5 tháng 6 năm 1862 (9 tháng 5 âm lịchnăm Nhâm Tuất) thì hai bên ký bản hòa ước trên tàu chiến Duy-pe-rơ của Pháp đậu ở bến Sài Gòn.[89] Ký hòa ước xong, triều đình sai ông Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, ông Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định. Tháng 2 năm Quý Hợi (1863), thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca ra Huếgặp vua Tự Đức để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Xong rồi thiếu tướng Bonard về Pháp nghỉ, Hải quân thiếu tướng De la Grandière sang thay.[90]

Sử gia Phạm Văn Sơn cho rằng:

Giữa lúc quân Pháp không ngờ nhất, thì thiếu tá Simon đang công tác ở ngoài khơi Trung Kỳ trở về Sài Gòn báo tin là vua Tự Đức vừa đề nghị mở cuộc giảng hòa.[Ghi chú 1] Tháng 4 năm Nhâm Tuất, đô đốc Bonard liền phái Simon mang chiến hạm Forbin có bố trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa Thuận An (Huế), để đưa ra ba yêu sách là: Gửi sứ thần có thẩm quyền quyết định vào Gia Định, bồi thường chiến phí và phải nạp trước 100.000 Franc để đảm bảo thiện chí cầu hòa.

Theo Giáo sư Nguyễn Phan Quang, các nguồn tư liệu khác nhau cho thấy những tháng đầu năm 1862 là thời gian khủng hoảng nặng nề nhất của quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Việt Nam. Một mặt, phong trào kháng chiến của nhân dân đang phát triển mạnh[91], đặt địch quân trước những khó khăn nan giải; mặt khác là những tác động do thất bại của Pháp ở Syrie, sa lầy ở Mexique và làn sóng phản đối của nhân dân Pháp. Giữa lúc đó, triều đình Huế chủ động "nghị hòa và ký kết mau chóng" đã làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên:

May mắn thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hòa ước[92].

Theo nhà giáo Ca Văn Thỉnh thì đây là một "hàng ước", còn theo giáo sư Trần Văn Giàu thì "đây là một sự phản bội đối với những người kháng chiến", vì sau hiệp ước này phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân Việt khó khăn hơn trước: nghĩa quân sẽ phải đơn độc đối phó với đối phương. Quan trọng hơn nữa là triều đình không chỉ ra lệnh bãi binh, mà lại còn tiếp tay truy lùng các thủ lĩnh cho họ![93]

Sau khi ký Hoà ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quyết định xâm chiếm và lấy nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ, đến năm 1867 họ đã lấy nốt thành công 3 tỉnh còn lại sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết không chống đỡ nổi đã quyết định giao các thành cho Pháp.[94] Sau khi củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc Kỳ, Pháp đã quyết định từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ. Để mục đích được thuận lợi, Pháp ra những yêu sách rất ngang ngược với triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ rồi đưa quân ra và chiếm lần lượt các thành Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương.[95] Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn tới vi phạm vào bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, và dẫn tới việc Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hoà ước Giáp Tuất 1874 có lợi hơn cho Pháp.[96]

Đây là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chính sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ.[97] Hoà ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.[98]

Đầu thập niên 1880, tình hình ở Bắc Kỳ càng rắc rối khi Pháp chủ trương xâm lăng và tìm cách gây hấn. Năm 1882 thủ phủ Hà Nội thất thủ; Pháp chiếm toàn miền trung châu Bắc Kỳ. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc được đặt vào tình trạng báo động. Một mặt nhà Thanh cho tăng cường việc phòng bị biên ải. Mặt khác quân Thanh vượt biên giới vào Bắc Kỳ khi triều đình Huế gửi thư cầu viện. Dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn, quân Tàu mở đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong khi đó quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân Thanh cùng đánh Pháp.[99]

Cũng vào thời gian này, vua Tự Đức băng hà ngày 19 Tháng Bảy, 1883 lại không có con nối ngôi.[100] Việc triều đình rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi khiến vua Dục Đức ở ngôi chỉ 3 ngày (20 - 23 tháng Bảy) rồi vua Hiệp Hoà ở ngôi bốn tháng (30 tháng 7 - 30 tháng 11) tiếp theo nhau bị phế. Lợi dụng tình thế, ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa Thuận An, khống chế cửa ngõ thủy lộ chính lên kinh đô Huế. Trong hoàn cảnh nguy ngập bị Pháp uy hiếp sát kinh thành, triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại ra Thuận An để điều đình với Pháp.[101] Tổng ủy Jules Harmand ra tối hậu thư với nhiều yêu sách ngang ngược và khắc nghiệt. Tổng cộng có 27 điều khoản; Harmand gia hạn cho triều đình Huế phải trả lời trong 24 giờ đồng hồ, nếu không sẽ khai hỏa đánh lên kinh thành. Thư của Harmand đe dọa: "Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Đại Nam sẽ bị xóa khỏi lịch sử..." nếu vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận toàn phần những điều kiện nêu ra.[102] Lúc này, triều đình Huế đang ở thế thua, không làm được gì hơn ngoài việc phải ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra.[103]

Hoà ước Harmand được hai bên ký kết ngày 23 Tháng Bảy âm lịch triều Hiệp Hòa, tức ngày 25 tháng 8 năm 1883.[104]

Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế tiếp tục lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ.[105] Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đại Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre-Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn.[106]

Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp.[107]

Chiến tranh kết thúc, tuy một số quan lại, tướng lĩnh nhà Nguyễn cùng một số sĩ phu yêu nước còn nổi dậy chống lại người Pháp, nhưng đến cuối thế kỷ 19, các lực lượng này cơ bản bị trấn áp. Cuộc chiến chống Pháp xâm lược của người Việt hoàn toàn thất bại. Nước Đại Nam sau gần 460 năm giành lại độc lập (tính từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công) lại bị mất nước, rơi vào tay nước ngoài đô hộ.

Sau các Hòa ước Harmand và Patrenôtre, nhà Nguyễn chỉ còn cai quản Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, không có quân đội, không tài chính, không ngoại giao[108]. Vua nhà Nguyễn chỉ lo việc cúng tế, nhóm họp dưới quyền chỉ huy của viên Khâm sứ người Pháp không mang triều phục.

Về hình thức, bộ máy triều đình Huế không thay đổi (vẫn có vua, Cơ mật viện, các Thượng thư...) nhưng về bản chất đã hoàn toàn thay đổi. Tuy không bị người Pháp xóa sổ, nhưng đây chỉ còn là triều đình trên danh nghĩa, không có quyền hành, từ vua Nguyễn trở xuống chỉ còn là những viên chức thừa lệnh của Pháp. Thỉnh thoảng họ được mở hội nghị Cơ mật viện hoặc Hội đồng thượng thư do Khâm sứ Trung kỳ của Pháp chủ tọa, chỉ để làm nhiệm vụ tư vấn lấy lệ. Do không có quân đội, Binh Bộ trong triều đình này đã bị bãi bỏ[108].

Người Pháp mở rộng lãnh thổ thuộc địa tại bán đảo Đông Dương sau khi đã xâm chiếm Campuchia (1863). Sau khi chiếm Đại Nam không lâu, Pháp chính thức thôn tính Lào (1893), áp đặt sự thống trị trên toàn bộ Đông Dương.[109]

Một trong những nguyên nhân thất bại chính của nhà Nguyễn là do quân đội quá lạc hậu. Dưới thời trị vị của Tự Đức, công tác quốc phòngcủa nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Thời kỳ Gia Long hay Minh Mạng, lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ. Còn sang thời Tự Đức, vũ khí và trang thiết được đổi mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo trì cũng kém. Về thuỷ binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thuỷ quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao.[110]

Vấn đề thuế khóa cao, lao dịch nặng và đời sống khó khăn của người dân cũng khiến nhà Nguyễn mất lòng dân. Thời kỳ 2 triều vua đầu tiên là Gia Long và Minh Mạng, đất nước mới ra khỏi chiến tranh nên lẽ ra cần giảm thuế, miễn lao dịch để sức dân được khôi phục. Nhưng Gia Long lại đánh thuế quá nặng và bắt dân chúng lao dịch quá nhiều, thuế khóa và lao dịch tăng lên gấp ba so với nhà Tây Sơn[111], đồng thời huy động hàng vạn dân phu để xây các công trình lớn như thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế. Đến thời Minh Mạng thì lại phung phí ngân khố và nhân lực vào những chiến dịch quân sự lớn ở Chân Lạp. Gánh nặng thuế khóa, lao dịch và chiến tranh đổ lên người dân khiến số cuộc nổi dậy của người dân vào thời kỳ đó nhiều hơn hẳn các triều đại trước.

Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Đại Nam bị lạc hậu nhiều. Do đó, khi người Pháp vào xâm lược Đại Nam (1858), khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễnvà quân Pháp đã khá xa.[110]

Trong Việt Sử tân biên, tác gia Phạm Văn Sơn cho rằng, Nhà Nguyễn mất nước với Tây phương vì Việt Nam thời đó vẫn là nước nông nghiệp phong kiến hết sức lạc hậu, quá yếu kém so với văn minh khoa học và nền công nghiệp hóa của phương Tây.[112] Ngược lại, các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước, rằng nguyên nhân là từ việc Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" (ký Hiệp ước Versailles (1787) dâng đất cho Pháp để đổi lấy việc Pháp cho quân đến hỗ trợ) và Tự Đức đã liên tục cầu hòa, "bán rẻ đất nước" cho thực dân.[112]

Giáo sư Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau:

Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng về quân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.[112]

Giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết sự lạc hậu, trì trệ trong cách cai trị của nhà Nguyễn như sau[3]:

Tình trạng phân liệt, phân tranh kéo dài từ giữa thế kỷ 16 đến hết thế kỷ 18 đã làm suy thoái ý thức dân tộc và tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam. Nhà Nguyễn viết sử với quan điểm hạ thấp chiến tích chống ngoại xâm của các triều đại trước, làm mất rất nhiều tác dụng giáo dục tư tưởng yêu nước, ý thức dân tộc đang lúc cần phải được phục hồi để đối đầu với kẻ xâm lược. Nhà Nguyễn còn giữ mãi cái học, cái thi lạc hậu theo lối khoa bảng thời xưa, cho nên tinh thần thủ cựu, luôn cho rằng xưa hơn nay. Vào thế kỷ 19, bảo thủ là con đường chết. Triều đình cứ tranh luận việc có nên cải cách hay không, cuối cùng thì không làm gì cả. Ban đầu có mời chuyên gia phương Tây qua dạy kỹ thuật được ít tháng, cử người qua phương Tây học hỏi, nhưng được ít lâu đều dẹp bỏ hết. Nhà Nguyễn thống nhất đất nước nhưng khi cai trị lại mất lòng dân. Triều Nguyễn tồn tại dài chưa đến 60 năm mà có tới trên 400 cuộc khởi nghĩa nông dân, trung bình một năm 7 cuộc (Đời Gia Long 73 cuộc, đời Minh Mạng 234 cuộc, đời Thiệu Trị (chỉ 7 năm) 58 cuộc, đời Tự Đức (chỉ tính đến năm 1862, nghĩa là trước khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam kỳ) là 40 cuộc). Do đó, triều đình nhà Nguyễn không thể huy động sức mạnh nhân dân chống ngoại xâm được. Triều đình không dự kiến cuộc xâm lăng từ phương Tây, không chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ đất nước. Triều đình bỏ ra rất nhiều tiền bạc để xây lăng tẩm đồ sộ, xây dựng cung điện nguy nga nhưng không chịu bỏ tiền mua súng đạn do các tàu buôn nước ngoài đem tới chào bán. Việc trang bị vũ khí mới bị bỏ bê, vũ khí có trong kho thì bảo dưỡng kém. Quân đội Nhà Nguyễn khá đông nhưng trang bị chỉ nhằm chống nội loạn hơn là chống xâm lăng, vũ khí dư thừa để đánh dẹp nhân dân khởi nghĩa nhưng lại cực kỳ thô sơ khi so với vũ khí của các nước phương Tây.

Các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức đã "bán rẻ đất nước" cho thực dân.[112]

Trong bài “Nên học sử ta”, Nguyễn Ái Quốc phê phán hành động cầu viện Pháp của Nguyễn Ánh trước đó 50 năm (ký Hiệp ước Versailles (1787) cắt đất cho Pháp, gửi con trai sang Pháp làm con tin) đã gián tiếp gây tai họa cho đất nước[113]:

“Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập. Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hóa làm trâu ngựa”.

Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin cho rằng[114]:

Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta (Gia Long) mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội, họ cho là man rợ; bởi sự kiên trì từ chối tiếp xúc với nước ngoài, trừ nước Tầu; những hoàng đế này, tôi bảo, phải chịu trách nhiệm sự suy đồi và sụp đổ của nước họ, phải gánh vác một mình, sự nhục nhã trước lịch sử.

Giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết: Nhà Nguyễn lập nên bằng cầu viện quân sự nước ngoài, nên tính chính thống và uy tín kém hẳn so với các triều đại khác. Vì lợi ích cá nhân, lợi ích gia tộc, Gia Long đã phạm tội “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ”. Gia Long ban đầu cầu viện Xiêm, được Xiêm giúp cho 3 vạn quân (có sách nói là 6 vạn), nhưng bị Tây Sơn đánh bại. Gia Long lại quay sang cầu viện Pháp, cam kết cắt đất Đà Nẵng và Côn Lôn để Pháp đồng ý cho quân sang đánh Tây Sơn, đó chính là Hiệp ước Versailles (1787). Cầu viện Pháp bằng Hiệp ước Versailles đã tạo thành một “nghiệp chướng” cho triều đình Nguyễn[3]

Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787. Tuy nhiên, Hiệp ước Versailles do Gia Long đặt bút ký vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Về sau, Pháp đã dựa vào hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước thành sự thực thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm:

“Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”[2].

Nếu phân tích kỹ thì đúng là quân Pháp có trang bị vũ khí vượt trội cho với quân Nhà Nguyễn, nhưng sự vượt trội này không phải là quá lớn, và có những khó khăn mà quân Pháp thời đó không giải quyết được:

Thời bấy giờ chưa có không quân và xe tăng, bộ binh Pháp thời đó cũng chưa có súng máy mà chỉ có súng trường bắn phát một, uy lực không hơn quá nhiều so với súng hỏa mai của quân Nguyễn). Pháo binh Pháp tuy hiện đại hơn, nhưng trước năm 1873 thì vẫn còn khá thô sơ (pháo nạp đạn đầu nòng, không có rãnh xoắn, tầm bắn không quá mấy km). Tiêu biểu như Trận Đà Nẵng (1858-1859), quân Pháp có tàu chiến yểm trợ mà đánh suốt 1 năm vẫn không thắng được, hoặc trận Đại đồn Chí Hòa, quân Pháp tuy thắng nhưng cũng bị tổn thất khá lớn. Quân Pháp tác chiến ở xa chính quốc, thời đó chỉ có tàu biển nên việc vận chuyển lương thực và thuốc men đều thiếu thốn, lính Pháp lại không quen thời tiết nóng ẩm nên số bị dịch bệnh khá nhiều. Nếu nhà Nguyễn sử dụng chiến lược vườn không nhà trống, tiêu thổ kháng chiến thì quân Pháp tất yếu sẽ bị kiệt sức. Lực lượng xâm chiếm của Pháp có quân số khá nhỏ, mỗi chiến dịch Pháp chỉ huy động khoảng mấy ngàn quân là tối đa, trong khi quân nhà Nguyễn trên toàn quốc có ít nhất 20 vạn quân chính quy và dân binh, ưu thế hàng chục lần về quân số hoàn toàn có thể bù đắp cho sự thua kém về trang bị. Tiểu biểu như Trận Isandlwana (năm 1879), 15.000 quân Zulu chỉ với vũ khí thô sơ (giáo, cung tên và khiên gỗ) nhưng nhờ sử dụng chiến thuật đánh gọng kìm mà đã tiêu diệt hoàn toàn 1.850 quân Anh trang bị hiện đại (phía Zulu tổn thất 3.000 người, xét về tỷ lệ thì tổn thất như vậy là không lớn)

Quân Pháp vốn không đông, lại đóng ở xứ sở lạ lẫm về ngôn ngữ, địa hình, khí hậu nên rất dễ bị tập kích. Trong thực tế chiến đấu, cuối năm 1861, Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến hạm Espérance trong trận Nhật Tảo. Nhiều đồn nhỏ cũng bị tiêu diệt, như là Trận đồn Kiên Giang. Trong 3 năm rưỡi, quân Pháp thiệt hại tới 2.000 người.[29] Kết quả chiến đấu thực tế cho thấy quân Việt Nam hoàn toàn có thể đánh bại Pháp nếu dùng chiến thuật hợp lý (tập kích ban đêm, phục kích, đặt bẫy...). Tuy không có trận nào thắng to, nhưng quân Pháp vốn không đông, nên nhiều trận thắng nhỏ gộp lại cũng đủ làm quân Pháp tổn thất nặng. Nếu vua quan nhà Nguyễn biết hiệu triệu nhân dân, chi viện cho các nhóm nghĩa quân địa phương kiên trì kháng chiến, trường kỳ tiêu hao sinh lực địch thì quân Pháp sẽ phải thấy khó mà rút về nước, và Việt Nam đã không mất nước.

Nhìn chung, quân Pháp có ưu thế về trang bị nhưng lại có nhược điểm về quân số, thời tiết và địa hình. Nếu vua quan nhà Nguyễn biết hiệu triệu nhân dân, áp dụng chiến lược hợp lý và kiên trì kháng chiến thì chưa chắc nước Việt đã thất bại. So ra thì trong chiến tranh Đông Dương 1945-1954, Pháp còn có ưu thế trang bị lớn hơn nhiều, nhưng lần này thì Việt Nam lại thắng chứ không bại (nhờ áp dụng chiến lược hợp lý).

Sự lạc hậu của nước Việt thời nhà Nguyễn là một nguyên nhân mất nước vào tay Pháp. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phải là duy nhất, một nguyên nhân khác được phân tích tỉ mỉ là thái độ bạc nhược, chỉ mong cắt đất cầu hòa của vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức.

Vua quan Tự Đức khiếp nhược, cho rằng đem quân đội đánh Pháp thì không có cơ hội thắng,. Nhưng mặt khác họ lại chủ quan, cho rằng nước Pháp ở xa quá nên không thể chiếm trọn nước Việt, họ nghĩ rằng chỉ cần cắt đất một số nơi để Pháp lập hải cảng và truyền đạo, bồi thường chiến phí cho Pháp thì họ sẽ rút quân. Thế là chính sách của nhà Nguyễn đi vào sự khiếp nhược: chỉ lo cắt đất cầu hòa với Pháp, khi có thời cơ cũng không dám chủ động tiến công địch. Quân dân một số nơi tự tổ chức kháng chiến, thu được thắng lợi ban đầu nhưng triều đình lại mặc kệ, không chi viện cũng không khen thưởng, nên sau đó cũng dần thất bại. Tiêu biểu như một số sự kiện[3]:

Năm 1858, ở Đà Nẵng chỉ còn gần 1.000 ngàn quân Pháp, quân Việt Nam có hàng vạn mà tướng Nguyễn Tri Phương không thừa thế tấn công tiêu diệt, để Pháp an toàn rút vào Gia Định. Năm sau, ở Gia Định, Nguyễn Tri Phương có 30.000 quân chính quy và dân quân mà cũng không dám tiến công diệt hết quân Pháp (lúc đó chỉ có độ 300 lính, bởi phần lớn đã rút lên tấn công Trung Quốc trong chiến tranh nha phiến). Đến khi Pháp được tăng viện thì quân Nguyễn nhanh chóng vỡ trận, Pháp chiếm cả bốn tỉnh miền Đông Nam kỳ. Năm 1859, nhân dân miền Đông Nam Bộ đứng lên kháng chiến rất mạnh với các lãnh đạo như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt...đã khiến quân Pháp gặp nhiều sự khó khăn. Trong 3 năm rưỡi, quân Pháp thiệt hại tới 2.000 người.[29] Quân Pháp lúc đó đang sa lầy ở Chiến tranh Pháp - Mexico, lại can thiệp vào xung đột ở Italia nên cũng không còn binh lực để gửi tiếp sang Việt Nam. Nhưng triều đình lại không chi viện cho nghĩa quân đánh mạnh hơn, mà đúng lúc đó vua Tự Đức lại xin giảng hòa, nhận cắt 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường cho Pháp, chịu trả cho Pháp 20 triệu quan chiến phí. Chính quân Pháp khi đó cũng ngạc nhiên, sỹ quan Pháp thừa nhận rằng "May mắn thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hòa ước"[115]. Tự Đức còn lệnh cho Trương Định bãi binh xuống An Giang. Theo giáo sư Trần Văn Giàu thì "đây là một sự phản bội đối với những người kháng chiến". Triều đình không chỉ ra lệnh bãi binh, mà lại còn tiếp tay cho Pháp truy lùng các thủ lĩnh nghĩa quân[116] Bị triều đình phản bội, các nhóm nghĩa quân dần thất bại. Một số triều thần muốn Việt Nam liên kết với các nước Đông Á để cùng đối phó với Tây Âu, nhưng Tự Đức không nghe, sợ Pháp ngờ vực. Nhiều nước châu Âu như Đức, Anh, Tây Ban Nha muốn giao thương và bán vũ khí cho Việt Nam, triều đình cũng không chấp nhận. Nhà Nguyễn đã không biết lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các nước châu Âu với Pháp để mua vũ khí hoặc gây áp lực ngoại giao với Pháp. Cuối 1870, chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra, nước Pháp đại bại, quân Pháp ở Việt Nam như rắn mất đầu. Có người đề nghị Tự Đức hãy thừa cơ tiến công lấy lại Nam kỳ lục tỉnh, đánh thì chắc chắn thắng. Nhưng triều đình Tự Đức chẳng những không tiến công, mà lại cử một phái đoàn chính thức vào Sài Gòn để "chia buồn việc Pháp bại trận". Năm 1874, Pháp đánh ra miền Bắc. Quân Nguyễn bạc nhược, thất thủ nhanh chóng. Chỉ huy Garnier chỉ với 100 quân và 3 tàu chiến nhỏ, với sự trợ lực của một số giáo dân bản xứ mà cũng lấy được Hà Nội khi đó có 7.000 quân Nguyễn phòng thủ. Tại Ninh Bình, với chỉ 10 lính Pháp trên một chiếc tàu chiến nhỏ, Pháp đã dọa được quan Tổng đốc nộp thành mà không kháng cự. Trong trận Cầu Giấy, Garnier bị đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc giết chết tại chiến trường, quân Pháp tháo chạy. Quân Pháp mất chỉ huy, chỉ còn biết co cụm chờ chết, người người đều tin rằng sẽ phản công thắng lợi, đuổi Pháp chạy khỏi đất Bắc. Nhưng Tự Đức lại mặc kệ cuộc phản công thắng lợi ở Hà Nội. Đáng lẽ phải khuyến khích quân dân ở phía Bắc đánh địch mạnh hơn, lấy chiến thắng làm đà thương thuyết, thì Tự Đức lại hạ lệnh cho tư lệnh chiến trường Hoàng Tá Viêm phải ngưng chiến để hiệp ước với Pháp được ký kết. Hiệp ước năm 1874 đã gần như khẳng định quyền bá chủ của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn nhận xét:

Khi suy bĩ, Gia Long biết cầu cứu nước Pháp, đã mục kích được dã tâm đế quốc của liệt cường Tây Phương trước thời của ngài và cả trong thời ngài, vậy mà không tìm nổi một kế sách giữ nước cho khỏi "Bạch họa", chỉ biết "bế quan tỏa cảng", các triều đại kế tiếp cũng chẳng sáng suốt hơn, làm gì mà không mất nước.[117]

Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những vị vua có giá trị, có khí phách hơn thế. Chính quyền nhà Nguyễn đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì để chống trả cuộc xâm chiếm của Pháp.[112]

“Những lời nguyền rủa dữ dội và những cơn phẫn nộ vô ích của Thiệu Trị, những than van bất lực và những lễ tế trời của Tự Đức bộc lộ những cố gắng tột độ của các quân vương yếu đuối như đàn bà này để chống lại sự tiến công của chúng ta (Pháp) trên vương quốc của họ”

Năm 1884, quân Pháp lại kéo ra Bắc, chiếm Hà Nội lần này cũng dễ dàng như lần trước. Quân Việt Nam ở Sơn Tây, Bắc Ninh tiến về bao vây Hà Nội. Cũng như Garnier, Đại tá Henri Rivière dẫn quân Pháp trong thành ra ứng chiến, và cũng y như lần trước, quân Pháp đại bại ở Cầu Giấy, Henri Rivière cũng chết trận ở đây. Hạm đội Pháp tập trung pháo kích dữ dội hệ thống pháo đài Thuận An, cửa ngõ của Huế, đưa tối hậu thư cho Tự Đức bảo phải đầu hàng. Giữa lúc chiến cuộc rộ lên thì vua Tự Đức băng hà. Triều đình Huế bối rối đã chấp nhận ký Hiệp ước Harmand, công nhận tất cả các quyền nội trị ngoại giao đều về tay Pháp, tức là chính thức đầu hàng và dâng nước Việt cho Pháp. Vũ khí thời đó chưa phải là tinh xảo tới mức không bắt chước được. Tiêu biểu như Cao Thắng đã chế tạo được súng trường phỏng theo khẩu Fusil Gras Mle 1874 của Pháp dựa theo chiến lợi phẩm thu được, chỉ trong vài tháng đã chế tạo được cả ngàn khẩu chỉ bằng các lò rèn địa phương. Nếu triều đình nhà Nguyễn biết huy động cả nước sản xuất vũ khí bắt chước theo chiến lợi phẩm thì ưu thế vũ khí của Pháp sẽ không còn là bao. Và dù không chế tạo được vũ khí hiện đại, nhà Nguyễn vẫn hoàn toàn có thể dùng ngân khố để mua vũ khí của các nước phương Tây khác như Đức, Anh... nhằm cân bằng trang bị với Pháp. Tiêu biểu như nước Ethiopia dưới sự lãnh đạo của vị vua Menelik II đã mua hàng vạn khẩu súng trường Berdan của Nga để đánh bại 20.000 quân xâm lược Italy tại trận Adwa vào năm 1896, dù đương thời Etiopia có dân số ít và trình độ phát triển còn kém hơn so với Việt Nam.

Các câu hỏi tương tự
Trương Kiệt
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
minh le
Xem chi tiết
Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thu Huyền
Xem chi tiết
Kielasd Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Xem chi tiết
Quảng Lương
Xem chi tiết
BM Khánh Khánh
Xem chi tiết