(Bài này mình mới chỉ tự soạn thôi, chưa học nên không đúng hết 100% đâu, bạn tham khảo nha. Nếu cần phần C nữa thì nói mình ^^)
Bài 17. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.
2.
a) Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên:
+) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
+) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
+) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất:
+) Tấc đất tấc vàng.
+) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
+) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+) Nhất thì, nhì thục.
b) Mẫu nhóm 4:
Phiếu học tập số 2
(1) Nội dung nhóm 2 thể hiện: Đề cao giá trị của các yếu tố trong lao động sản xuất, cùng những lời khuyên, lời nhắc nhở người nông dân khi đầu tư trong nông nghiệp.
(2) Tác giả dân gian đã dựa vào những kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mình mà khái quát nên những nội dung đó.
(3) Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên đã được nhiều người xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn đối với cuộc sống ngày nay.
c) (Sorry, cái bảng này bạn tự xem ở sách nhé!)
Ý kiến của bạn học sinh | Ý kiến của nhóm | |
|
Đồng ý (giải thích, chứng minh) |
Không đồng ý (giải thích, chứng minh) |
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn; |
Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Vd: Tấc đất tấc vàng ; nhất thì, nhì thục ;... |
|
- Thường có vần, nhất là vần lưng; |
Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Vd: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa ;... |
|
- Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung lẫn hình thức; |
Các vế phải luôn tương xứng nhau thì mới tạo nên một câu hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung, hình thức |
|
- Thường sử dụng hình thức đối đáp; |
|
Hình thức đối đáp xuất hiện trong ca dao hay thơ đối nhưng không có trong tục ngữ |
- Lập luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là "nhân" (nguyên nhân), ý/vế sau là "quả" (hệ quả) |
Vd: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật ;... |
|
d) Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là "túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
3.
a)
(1) Trong đời sống, em cũng thường gặp các vấn đề và tình huống như trên.
(2) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, người ta thường không viết/nói bằng các kiểu văn bản như miêu tả, biểu cảm, kể chuyện để trả lời. Vì khi muốn thuyết phục người khác, người được hỏi phải giải thích, làm rõ để giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra.
(3) Một số kiểu văn bản khác:
- Nghị luận
- Thuyết minh
b)
(1) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: nêu rõ tình trạng dân trí chung, từ đó kêu gọi nhân dân đi học, xóa nạn mù chữ.
(2) Ý kiến:
- Trong thời Pháp cai trị, chúng thi hành chính sách "ngu dân" để dễ lừa dối, bóc lột.
- Chỉ cho mọi người thấy được ích lợi của việc học.
- Kêu gọi toàn dân đi học (chú ý các đối tượng)
(3) Lí lẽ cụ thể:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ.
- Nay đã dành được độc lập, để xây dựng, phát triển đất nước thì không thể không học. Mọi người phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
~ Yorin ~