Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Man Bat

Ai giúp mình giải thích các hiện tượng sau đây, Thanks.

1.Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước.

a)Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực . Tại sao ?

b)Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm đi ? Tại sao?

2.Tại sao trong nước hồ , ao, sông, suối hay nước biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

3.Tại sao rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ?Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

4. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khì sở vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

đề bài khó wá
28 tháng 3 2018 lúc 17:42

Câu 1 :

a) - Vì giữa các phân tử nước và giữa các phân tử mực đều có khoảng cách, và do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng nên các phân tử mực có thể xen vào khoảng cách các phân tử nước và ngược lại.

b) - Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn. Vì khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Phạm Thanh Tường
28 tháng 3 2018 lúc 19:44

4. Về mùa lạnh, cả đồng và gỗ đều có nhiệt độ như nhau và bằng nhiệt độ của môi trường, mà đồng có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ rất nhiều, nên khi sờ vào đồng, phần nhiệt do tay tạo ra trên đồng sẽ bị nhanh chóng phân tán đi nên ta sẽ có cảm giác lạnh, còn khi sờ vào gỗ thì phần nhiệt không mất đi ngay nên ta không có cảm giác lạnh, chứ không phải là do nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của gỗ.

đề bài khó wá
28 tháng 3 2018 lúc 17:46

Câu 2

Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không 'nổi lên' và thoát ra khỏi nước.

đề bài khó wá
28 tháng 3 2018 lúc 17:47

Câu 3

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ

đề bài khó wá
28 tháng 3 2018 lúc 17:48

Câu 4:

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ


Các câu hỏi tương tự
Đặng Vân
Xem chi tiết
Lightning Farron
Xem chi tiết
love smtowm
Xem chi tiết
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Huỳnh Trâm
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
Lí Khó
Xem chi tiết
Đào Huyền Chi
Xem chi tiết
Anh Thư Nguyễn
Xem chi tiết