Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao?
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao?
Giúp mình với ạ. Học sinh thpt có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Cho ví dụ Xử lí tình huống sau: Cô giáo hỏi một học sinh: - Theo em ai có quyền bầu cử và ứng cử? Học sinh trả lời - Thưa cô mọi công dân đều có quyền bầu cử ứng cử vì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Cô giáo hỏi tiếp học sinh thứ hai: Học sinh thứ hai trả lời: Thưa cô theo em ai có quyền bầu cử thì đồng thời có quyền ứng cử luôn. Hai quyền này giống nhau không phân biệt. Hỏi: Hai bạn học sinh trên đây trả lời có đúng không? Ý kiến của em thế nào?
Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không?
Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Ông A là giám độc nhân sự của công ty XD, X thuê anh B mới ở quê lên TP xin việc làm. Anh B đã nộp cho ông A bộ hồ sơ xin việc và 2 bên đã ký một hợp đồng LĐ trong 6 tháng. Làm việc được khoảng hơn 1 tháng , anh B thấy LĐ trong điều kiện không an toàn, nên đã tự nghỉ việc. Anh B đến gặp giám đốc A để xin lại bộ hồ sơ để đi xin việc làm khác, nhưng ông A không đưa, lí do vì anh B tự ý bỏ việc. Em hay phân tích mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Anh Toàn và chị Mỹ lấy nhau đã được 5 năm. Anh Toàn là người năng động, tháo vát, lại có một công việc ổn định với thu nhập cao. Vì vậy, anh đề nghị vợ mình thôi làm việc cơ quan để ở nhà chăm sóc con cái và nội trợ. Từ khi chị Mỹ nghỉ việc, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình do anh Toàn quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của vợ vì anh cho rằng mình là người làm ra kinh tế lại được đi nhiều, biết nhiều thì dĩ nhiên có quyền quyết định mọi việc liên quan đến gia đình. Chị Mỹ rất buồn nhưng không biết làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này. (3 điểm)
Câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ trong nhà anh Toàn?
2. Theo em, chị Mỹ cần làm gì để được bình đẳng trong quan hệ vợ chồng?
Chị A bán vé số, hàng ngày anh B thường hay mua vé số cho chị A. Như mọi ngày, chị A đưa cho anh B 4 tờ vé số, anh B trả cho chị 20.000đ (5000đ/vé) nhưng do số vé số giống nhau nên chị A đưa nhầm cho anh B 5 tờ vé số. Đến ngày dò kết quả, anh B trúng 250.000.000đ (50 triệu/vé). Lúc đó chị A đến gặp anh B và bắt anh trả cho chị 50 triệu tương đương vs 1 vé số trúng thưởng, nhưng anh B chỉ đưa cho chị 5000đ tương đương vs giá của một vé số ban đầu. Hỏi ai đúng,ai sai? vì sao?
Thưa thầy em có một số ý kiến với web như sau:
-Thứ nhất, web càng ngày càng phát triển kéo theo đó là một mớ hỗn độn nào là xin tick này, tự hỏi tự trả lời này, ăn gian GP, rồi lần mò các câu hỏi tương tự rồi sao chép lại ko sai một chữ nào luôn điển hình như bạn bơ đi mà sống, công chúa ánh dương,...Và còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đạo đức như là chửi nhau, đăng ảnh linh tinh,...
- Thứ 2, em thầy ở bên box văn đa phần là các bạn chép trên mạng rồi trả lời thế mà vẫn được GP, em nghĩ là các bạn nên làm bằng thực lực của mình thì sẽ tốt hơn, dù đúng dù sai vẫn là bài của các bạn ấy tự làm. Ngoài ra, ở bên box sinh thì em thấy hơi bất công một chút, như em biết thì các bạn trả lời đầu tiên sau mấy giây sau các bạn khác chép lại rồi nhảy vào trả lời mà nhiều khi vẫn được GP. Còn ở những box toán thì giáo viên có vẻ như cũng không có nhiều thời gian nên ko lên tick được nên em thấy nhiều bạn trả lời đúng nhưng chả có GP. Còn ở box hóa thì em thấy giáo viên khá năng tick GP nhưng mà em nghĩ là chỉ một số bạn trong những bạn có trong bảng xếp hạng của box hóa là có thực lực thật sự thôi ạ, còn lại thì các bạn ấy lên mạng chép rất nhiều. Ở box anh thì như đã nói trên tình trạng chép trong câu hỏi tương tự và chép mạng là khá phổ biến và chỉ có một số ít bạn có năng lực thực sự thôi ạ!
-Thứ 3, em nghĩ thầy nên tìm giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề nêu trên và em cũng biết rằng có nhiều bạn cũng đã phản ánh với thầy nhưng thầy vẫn chưa có biện pháp sử lí thích hợp.
-Thứ 4, em nghĩ thầy nên tuyển thêm CTV đi ạ vì em thấy lượng CTV còn khá ít ỏi với cả nhiều CTV còn hơi lười biếng chút off cả tháng mà chả thấy đâu cả. Em nghĩ tiêu chí tuyển CTV năm nay sẽ khác hơn các năm trước ngoài đạt đủ GP thì các bạn muốn làm CTV môn gì thì làm test thử vài bài môn đấy ạ và còn tùy theo lớp các bạn ấy đang học mà ra đề thích hợp nữa ạ. Ngoài ra thì em nghĩ mấy CTV năm ngoài có kinh nghiệm rồi thì ko nhất thiết phái test kiểm tra trình độ nữa ạ với cả em nghĩ các CTV cũ nên hướng dẫn một vài điều cơ bạn và cũng như nội quy của CTV cho các bạn CTV mới biết ạ.
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây:
8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
d. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
e. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
g. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
8.2. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:
a. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.
b. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.
c. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
d. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
e. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
8.3. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
a. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.
b. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
c. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
d. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
e. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.