Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bé Châu

aCâu 1: Nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý?

Câu 2: Giáo dục và văn hoá dưới thời Lý có đặc điểm gì?

Câu 3: Trình bày tình hình nông nghiệp nhà Trần sau chiến tranh? Tại sao nông nghiệp thời kì này phát triển?

Câu 4: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào? Cấm quân được tuyển chọn như thế nào và có nhiệm vụ gì?

Câu 5: Vì sao nói bộ luật Quốc triền hình luật thời Trần tiến bộ và chặt chẽ hơn so với bộ luật hình thư thời Lý?

Câu 6: Em hãy chứng minh sự đúng đắn sáng tạo trong đường lối đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?

Câu 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thế kỉ XIII?

Câu 8: Nêu yếu nghĩa, tác dụng và hạn chế trong nội dung cải cách của Hồ Quý Ly?

Giúp mình với mọi người😘😘😘😘😘

minh nguyet
26 tháng 11 2018 lúc 20:06

Câu 1

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, hoàng tử, công chúa được phong đất và một số dân thường có nhiều ruộng trở thành địa chủ.
- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân — lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, gắn bó với làng, xã ; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ ; một số đi khai hoang lập nghiệp ờ nơi khác.
- Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

Câu 2

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

Câu 4 — Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ, có kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân đội còn chia làm hai loại : cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách ”ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ.
- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách để củng cố và phát triển quân đội Câu 6
Thực hiện chủ trương "tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến"
-Cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng
-Thực hiện "vườn không nhà trống"
-Sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn giặc vào thế bị động
-Phản công khi giặc suNhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
-Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí.
-Thành lập đội dân binh.
-Ngày đêm tập luyện võ nghệ. Câu 7 * Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Câu 8 Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.


Các câu hỏi tương tự
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thành
Xem chi tiết
Black Angel
Xem chi tiết
Makoto Konno
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Bùi Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Thảo Leo
Xem chi tiết
Đoàn Nhật Nam
Xem chi tiết