Ôn tập toán 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Erza Scarlet

a) vs giá trị nào của \(x\in Z\) thì các phân số sau có giá trị nguyên 

\(A=\frac{13}{x+3}\)

\(B=\frac{x-2}{x+5}\)

\(C=\frac{2x+3}{x-3}\)

b) chứng minh rằng các ps sau tối giản vs mọi \(n\in N\cdot\)

\(\frac{3n-2}{4n-3}\)

\(\frac{4n+1}{6n+1}\)

\(\frac{24n+1}{60n+2}\)

 

Nguyen Thi Mai
12 tháng 8 2016 lúc 10:02

a) \(\frac{13}{x+3}\)

Để \(\frac{13}{x+3}\) là số nguyên thì 13 phải chia hết cho x + 3

=> x + 3 thuộc Ư (13) = { 1 ; 13 ; - 1 ; - 13 }

=> x thuộc { -2 ; 10 ; - 4 ; -16 }

\(\frac{x-2}{x+5}\)

Ta có: \(\frac{x-2}{x+5}=\frac{x+5-7}{x+5}=\frac{x+5}{x+5}-\frac{7}{x+5}=1-\frac{7}{x+5}\)

Để \(\frac{x-2}{x+5}\) là số nguyên thì \(\frac{7}{x+5}\) phải là số nguyên

=> x + 5 thuộc Ư (7) = { 1 ; 7 ; -1 ; -7 }

=> x thuộc { - 4 ; 2 ; - 6 ; - 12 }

c) \(\frac{2x+3}{x-3}\)

Ta có: \(\frac{2x+3}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)-3}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)}{x-3}-\frac{3}{x-3}=2-\frac{3}{x-3}\)

Để \(\frac{2x+3}{x-3}\) là số nguyên thì \(\frac{3}{x-3}\) phải là số nguyên

=> x - 3 thuộc Ư (3) = { 1 ; 3 ; - 1 ; -3 }

=> x thuộc { 4 ; 6 ; 2 ; 0 }

Hoàng Lê Bảo Ngọc
12 tháng 8 2016 lúc 9:54

b) Gọi ƯCLN(3n-2 , 4n-3) = d \(\left(d\ge1\right)\)

Ta có :

 \(\begin{cases}3n-2⋮d\\4n-3⋮d\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}4\left(3n-2\right)⋮d\\3\left(4n-3\right)⋮d\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}12n-8⋮d\\12n-9⋮d\end{cases}\)

\(\Rightarrow\left(12n-8\right)-\left(12n-9\right)⋮d\)

\(\Rightarrow1⋮d\Rightarrow d\le1\) mà \(d\ge1\) => d = 1

Vì ƯCLN(3n-2 , 4n-3) = 1 nên phân số trên tối giản.

Các câu còn lại tương tự

Nguyễn Huy Tú
12 tháng 8 2016 lúc 10:05

Giải:

a) Để A có giá trị nguyên thì \(13⋮x+3\)

\(13⋮x+3\Rightarrow x\in\left\{\pm1;\pm13\right\}\)

+) \(x+3=1\Rightarrow x=-2\)

+) \(x+3=-1\Rightarrow x=-4\)

+) \(x+3=13\Rightarrow x=10\)

+) \(x+3=-13\Rightarrow x=-16\)

Vậy \(x\in\left\{-2;-4;10;-16\right\}\)

Để \(B\in Z\) thì \(x-2⋮x+5\)

Ta có:

\(x-2⋮x+5\)

\(\Rightarrow x+5-7⋮x+5\)

\(\Rightarrow-7⋮x+5\)

\(\Rightarrow x+5\in\left\{\pm1;\pm7\right\}\)

+) \(x+5=1\Rightarrow x=-4\)

+) \(x+5=-1\Rightarrow x=-6\)

+) \(x+5=7\Rightarrow x=2\)

+) \(x+5=-7\Rightarrow x=-12\)

Vậy \(x\in\left\{-4;-6;2;-12\right\}\)

Để \(C\in Z\) thì \(2x+3⋮x-3\)

Ta có:

\(2x+3⋮x-3\)

\(\Rightarrow2x-6+9⋮x-3\)

\(\Rightarrow2.\left(x-3\right)+9⋮x-3\)

\(\Rightarrow9⋮x-3\)

\(\Rightarrow x-3\in\left\{\pm1;\pm9\right\}\)

+) \(x-3=1\Rightarrow x=4\)

+) \(x-3=-1\Rightarrow x=2\)

+) \(x-3=9\Rightarrow x=12\)

+) \(x-3=-9\Rightarrow x=-6\)

Vậy \(x\in\left\{4;2;12;-6\right\}\)

 

Lightning Farron
12 tháng 8 2016 lúc 10:26

Bài 1:

a)Để \(A\in Z\)<=> 13 chia hết x+3

=>x+3\(\in\){1;13;-1;-13}

=>x\(\in\){-2;10;-4;-17}

b)\(B=\frac{x-2}{x+5}=\frac{x+5-7}{x+5}=\frac{x+5}{x+5}-\frac{7}{x+5}=1-\frac{7}{x+5}\in Z\)

=>7 chia hết x+5

=>x+5\(\in\)Ư(7)={1;-1;7;-7}

=>x=\(\in\){-4;-6;2;-12}

c)\(C=\frac{2x+3}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)+6}{x-3}=\frac{2\left(x-3\right)}{x-3}+\frac{6}{x-3}=2+\frac{6}{x-3}\in Z\)

=>6 chia hết x-3

Tự làm tiếp

Bài 2:

a)Gọi d là UCLN(3n-2;4n-3)

Ta có:

[3(4n-3)]-[4(3n-2)]  \(⋮\) d

=>[12n-9]-[12n-8] \(⋮\) d

=>1 \(⋮\)d

=>d=1.Suy ra 3n-2 và 4n-3 là 2 số nguyên tố cùng nhau

=>Phân số tối giản

b)Gọi  d là UCLN(4n+1;6n+1)

Ta có:

[3(4n+1)]-[2(6n+1)] \(⋮\) d

=>[12n+3]-[12n+2] \(⋮\) d

=>1 \(⋮\)d

=>d=1.Suy ra 4n+1 và 6n+1 là 2 số nguyên tố cùng nhau

=>Phân số tối giản 

c)Gọi d là UCLN(24n+1;60n+2)

[5(24n+1)]-[2(60n+2)] \(⋮\)d

=>[120n+5]-[120n+4] \(⋮\) d

=>1\(⋮\)d.Suy ra 24n+1 và 60n+2 là 2 số nguyên tố cùng nhau 

=>Phân số trên tối giản

 


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Mai
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
agelina jolie
Xem chi tiết
agelina jolie
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
agelina jolie
Xem chi tiết
Ta cung xử nữ
Xem chi tiết
Lê Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Soong Hye Kyo
Xem chi tiết