a) Đọc lại bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (bản dịch của Tương Như) và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê(bản dịch của Trần Trọng San). Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó
b) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ
c) Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
A) các từ trái nghĩa là: Tĩnh dạ tứ: Ngẩng/cúiHồi hương ngẩu thư: trẻ/già. B) tác dụng của việt sử dụng từ trai nghĩa nhằm tao ra nhưng hinh tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh lành cho lời thơ thêm sinh động.
C) vd:
sấu-đẹp
Đứng-rồi
Trắng-đen
Tốt-xấu
Già-trẻ
Tối-sáng
Vui-buồn
Có-không
Chúc pn học tốt
a) Ngẩng - cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ - già, đi - trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).
b) Nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
c) Rau non >< rau già
Đất tốt >< đất xấu
Chữ đẹp >< chữ xấu
Cá tươi >< cá ươn
................
a)Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.