6. cho 8,8 gam hỗn hợp Fe, Cu vào đ H2SO4 loãng, dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí(đktc). tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
7. hòa tan 4 gam muối cacbonat của kim loại R hóa trị II bằng dung dịch HCl 10% thu được 896 ml khí ở đktc
a. tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng
b. xác định CTHH của muối
c. tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch
7)
Theo đề bài ta có : nCO2 = \(\dfrac{896}{22,4.1000}=0,04\left(mol\right)\)
Gọi CTHHTQ của muối cacbonat cần tìm là RCO3
PTHH :
\(RCO3+2Hcl->RCl2+CO2+H2O\)
0,04mol....0,08mol.....................0,04mol
a) khối lượng dung dịch HCl đã dùng
\(mddHCl=\dfrac{0,08.36,5}{10}.100=29,2\left(g\right)\)
b) CTHH của muối là :
\(MRCO3=\dfrac{4}{0,04}=100\left(\dfrac{g}{mol}\right)=>MR=100-60=40\left(\dfrac{g}{mol}\right)\) Vậy R là Ca(II) => CTHH là CaCO3
c) nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch
\(C\%CaCl2=\dfrac{0,04.111}{4+29,2-0,04.44}.100\%\approx14,122\%\)
Bài 6 : Vì Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hđhh của kim loại nên không td đc với H2SO4(l)
Theo đề bài ta có :nH2 = 2,24/22,4 = 0,1(mol)
PTHH :
Fe + H2SO4(l) - > FeSO4 + H2\(\uparrow\)
0,1mol....0,1mol....................0,1mol
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%mFe=\dfrac{0,1.56}{8,8}.100\%\approx63,64\%\\\%mCu=100\%-63,64\%=36,36\%\end{matrix}\right.\)
gợi ý nhé
bài 6, Cu Không tan trong HCl, thì 2,24 l H2 thoát ra là do Fe + H2SO4, từ đó viết PTHH rồi suy ra số mol Fe, tìm được khối lượng Fe, lấy mhh ban đầu-mFe ra mCu. Thế là tính %