Đổi : 3150m = 3,15 km
Vận tốc chạy của đà điểu là :
3,15 : 3 = 1,05 ( km / phút )
Con đà điểu đó chạy trong 0,4 giờ được :
1,05 x 0,4 = 0,42 ( km )
Đ/s : 0,42 km
Đổi : 3150m = 3,15 km
Vận tốc chạy của đà điểu là :
3,15 : 3 = 1,05 ( km / phút )
Con đà điểu đó chạy trong 0,4 giờ được :
1,05 x 0,4 = 0,42 ( km )
Đ/s : 0,42 km
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi
An đang chơi bên nhà bạn, chợt chạy về nhà hỏi mẹ:
"Mẹ ơi, con đói bụng quá!"
Bà mẹ đáp:
-"Nhà mình mất điện cả ngày hôm nay"
Từ tình huống, em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
CÂU HỎI VUI MANG GIÁ TRỊ 2GP NẾU ĐÚNG:
Bố chở con trai của mình trên 1 con đường. Con trai hỏi bố:
-Bố ơi, chúng ta đang đi trên đường gì thế ạ?
-Chúng ta đang đi trên đường Quốc lộ 1A đấy con.
Hỏi ông bố đã nói sai điều gì?
Trong con người của Bác có muôn điều để chúng ta học tập, nếu chon ra một điều để học em sẽ chon điều gì?
BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Bài tập 1: Cho biết các trường hợp sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Truyện cười Tây Ban Nha "Hết bao lâu"
Một bà già tới phòng bán vé mấy bay hỏi:
-Xin làm ơn cho biết từ Madrid đến Mêhico bay hết bao lâu?
Nhân viên đang bận đáp:
-1 phút nhé!
-Xin cảm ơn!-Bà giá đáp và đi ra.
b) Trong "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi viết:
"Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi."
(Gợi ý: Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niền tự hào.)
c) Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược."
(trích "Tuyên ngôn độc lập")
d) Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông"
"Đi mây về gió"
"Một tấc lên giời"
e) -"Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
-"Ông chẳng bà chuộc"
f) Trong truyện "Đặc sản Tây Ban Nha"
Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số "2" to tướng bên cạnh. Người phục vụ "A" một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
g)"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe."
(Gợi ý: Lịch sự: tế nhị+ khoan dung + khiêm tốn + cảm thông đến người khác.)
Bài tập 2:
Câu 1: Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Ông nói gà, bà nói vịt.
c. Dây cà ra dây muống.
Câu 2: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ sau. Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Câu 3: Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
a. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.
b. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu
c. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.
d. Ăn nhiều rau quả xang sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch.
Câu 4: Xác định phương châm hội thoại trong cuộc hội thoại sau. Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm đó?
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
-Bác trai đã khá rồi chứ?
-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Những xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
(Tắt đèn_Ngô Tất Tố)
Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo, cô giáo của con mình là thầy/cô
một hình thang có đáy lớn 45cm, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn và chiều cao là 32cm .Tính diện tích hình thang đó
Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất trong giao tiếp không nên nói sai sự thật. Thế nhưng trong cuộc sống đôi khi gặp những tình huống mà chúng ta không thể nói thật vì muốn ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn. Hãy thuật lại một tình huống như vậy. (Bằng một đoạn hội thoại hoặc một đoạn văn ngắn 5->7 dòng)
Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên, giải thích vì sao:
Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
[..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.
(Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57)
Chỉ ra rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ sau : Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân