BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Bài tập 1: Cho biết các trường hợp sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Truyện cười Tây Ban Nha "Hết bao lâu"
Một bà già tới phòng bán vé mấy bay hỏi:
-Xin làm ơn cho biết từ Madrid đến Mêhico bay hết bao lâu?
Nhân viên đang bận đáp:
-1 phút nhé!
-Xin cảm ơn!-Bà giá đáp và đi ra.
b) Trong "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi viết:
"Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi."
(Gợi ý: Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niền tự hào.)
c) Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược."
(trích "Tuyên ngôn độc lập")
d) Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông"
"Đi mây về gió"
"Một tấc lên giời"
e) -"Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
-"Ông chẳng bà chuộc"
f) Trong truyện "Đặc sản Tây Ban Nha"
Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số "2" to tướng bên cạnh. Người phục vụ "A" một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
g)"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe."
(Gợi ý: Lịch sự: tế nhị+ khoan dung + khiêm tốn + cảm thông đến người khác.)
Bài tập 2:
Câu 1: Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Ông nói gà, bà nói vịt.
c. Dây cà ra dây muống.
Câu 2: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ sau. Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Câu 3: Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
a. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.
b. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu
c. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.
d. Ăn nhiều rau quả xang sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch.
Câu 4: Xác định phương châm hội thoại trong cuộc hội thoại sau. Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm đó?
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
-Bác trai đã khá rồi chứ?
-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Những xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
(Tắt đèn_Ngô Tất Tố)
Bài 1 :
a) - Câu trả lời của người bán vé ý nói hãy đợi 1 phút nữa sẽ trả lời . Câu nói ngắn quá khiến bà ấy lầm tưởng mình bị chế giễu nên khó chịu đi ra .
-> Khi nói không nên nói quá ngắn khiến người khác hiểu lầm.
Câu 3: Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
a. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.
=> Phương châm về lượng
b. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu
=> Phương châm về chất
c. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.
=> Phương châm về lượng
d. Ăn nhiều rau quả xang sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch.
=> Phương châm về chất
Câu 4: Xác định phương châm hội thoại trong cuộc hội thoại sau. Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm đó?
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
-Bác trai đã khá rồi chứ?
-Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Những xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
(Tắt đèn_Ngô Tất Tố)
Bài làm :
- Trong cuộc hội thoại, phương châm lịch sự đã được thực hiện: Bà lão láng giềng gọi anh Dậu là “bác trai”, hỏi thăm sức khỏe bằng từ “khá”. Còn chị Dậu thì “cảm ơn cụ”
=> Phương châm lịch sự đã được thực hiện.
- Cách xưng hô lịch sự mà tự nhiên, chân thành, ấm áp tình người.
- Phương châm lịch sự đã được thực hiện nhờ biện pháp nói giảm nói tránh
=> Thể hiện sự quan tâm chia sẻ của những người nông dân nghèo, hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
- Nhấn mạnh tình trạng đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn của anh Dậu ( do chưa đủ tiền nộp sưu nên bị trói, bị đánh đập vô cùng dã man) - qua đó tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến, cụ thể là thứ thuế vô nhân đạo: thuế thân
Câu 2: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ sau. Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Bài làm : - Phương châm hội thoại là lịch sự : Khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị ,khiêm tốn và tôn trọng người khác .+ Câu tục ngữ khuyên ta về mặt ăn nói sao cho lịch sự ,tế nhị
- Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta không thể tồn tại một cách lẻ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học làm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có đuôi. Trong nhìêu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên không phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy không tốt, cần phải tránh.
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 bài học cho con người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho con người. Bản thân em cũng cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ phép để nối tiếp truyền thống tốt đẹp xưa của cha ông...
Câu 1: Xác định phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứng : nói có căn cứ chắc chắn ,có lí lẽ ,bằng chứng ...
=> Phương châm về chất
b. Ông nói gà, bà nói vịt.
=> Phương châm về chất
* Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại: Mỗi người nói một đằng, không khớp, không hiểu nhau. Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy, mọi người sẽ không giao tiếp được.
c. Dây cà ra dây muống.
=> Phương châm cách thức
* “Dây cà ra dây muống” chỉ cách nói dài dòng, rườm rà ,gây khó hiểu...
e)
-"Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
-"Ông chẳng bà chuộc"
=> Phương châm quan hệ
* Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
---------------------------------------------------------------------------------------
f) Trong truyện "Đặc sản Tây Ban Nha"
Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số "2" to tướng bên cạnh. Người phục vụ "A" một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
=> Phương châm cách thức
* Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ
---------------------------------------------------------------------------------------
g)"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe."
=> Phương châm lịch sự
* Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
- Trong ứng xử, giao tiếp phải đặc biệt coi trọng phương châm lịch sự, từ ngôn ngữ đến cử chỉ phải tế nhị, khiêm tốn và biết tôn trọng, kính trọng người đang đối thoại với mình.
- Trong Tiếng Việt các đại từ nhân xưng như “ông, bà, anh, chị” cùng với các tiếng như “thưa, kính thưa, vâng, dạ” có tính biểu cảm đặc biệt, thể hiện tính cách, thái độ, quan hệ thân mật giữa các bên trong đối thoại.
- Người ta coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội gia tiếp không chỉ thể hiện ở lời mà còn thể hiện ở giọng ,ở điệu...
P/s : Dài chết người quá bạn =='' !!!
Lần sau đăng thì tách ra nhé :))
___ Chúc bn học tốt___
Bài tập 1: Cho biết các trường hợp sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a) Truyện cười Tây Ban Nha "Hết bao lâu"
Một bà già tới phòng bán vé mấy bay hỏi:
-Xin làm ơn cho biết từ Madrid đến Mêhico bay hết bao lâu?
Nhân viên đang bận đáp:
-1 phút nhé!
-Xin cảm ơn!-Bà giá đáp và đi ra.
=> Vi phạm phương châm về lượng (p.c lịch sự)
* Người nói thiếu văn hóa giao tiếp
---------------------------------------------------------------------------------------
b) Trong "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi viết:
"Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi."
(Gợi ý: Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niền tự hào.)
=> Phương châm về chất
* Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại.
---------------------------------------------------------------------------------------
c) Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược."
(trích "Tuyên ngôn độc lập")
=> Phương châm về chất
---------------------------------------------------------------------------------------
d) Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông"
"Đi mây về gió"
"Một tấc lên giời"
=> Phương châm về chất
---------------------------------------------------------------------------------------
Bn ghi dài thế này ai làm hết được
Bn nên tách từng câu riêng ra mà hỏi m.n
Bài 1:
a) Phương châm về chất
b) Phương châm về chất