4/ người ta kéo vật có KL 35kg lên 1 mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và độ cao 0,75m. Lực cản do ma sát trên đường là 20N. Tính công của người kéo
5/ Người ta dùng một lực 380N mới kéo đc 1 vật nặng 65kg lên một mặt phẳng nghiên có chiều dài 2,5m và độ cao 0,6m. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
6/ 1 thang máy có KL 580kg, đc kéo từ đáy hàm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của 1 dây cáp do máy thực hiện. a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện điều đó b) Biết hiệu suất của máy là 80%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản. 7/ người ta kéo vật KL 20kg lên 1 mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m và độ cao 1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 30N a) Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. 8/ 1 vật chuyển động theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Lực kéo 720N, vật đi quảng đường 20m - Giai đoạn 2: lực kéo giảm đi 1 nửa, quảng đường tăng lên gấp đôi So sánh công của lực trong 2 giai đoạn
4/
Công có ích là:
Ai=P.h=10.m.h=10.35.0,75=262.5(j)
Công hao phí là:
Ahp=Fms.s=20.8 =160(j)
Công của người kéo là:
Atp=Ai+Ahp=262.5+160 =422.5(j)
5/
Công có ích là:
Ai=P.h=10.m.h=10.65.0,6 =390 (j)
Công toàn phần là:
Atp=F.s=380.2,5=950(j)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
H=Ai/Atp .100% ≈41,05%
6/
a, Công tối thiểu phải lực căng phải thực hiện là:
Amin=P.h=10.m.h= 10.580.125=725 000(j)
b, Công toàn phần do máy thực hiện là:
H=Ai/Atp.100%=Amin/Atp.100%
=> Atp= Amin.100%/H=725 000.100%/80% =906 250 (j)
Công hao phí là:
Ahp=Atp-Ai=906 250 - 725 000 =181 250 (j)
7/
a,Công có ích là:
Ai=P.h=10.m.h=10.20.1,2=240(j)
Công hao phí là:
Ahp=Fms.s=30.10 =300(j)
Công của người kéo là:
Atp=Ai+Ahp=240+300 =540(j)
b,Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
H=Ai/Atp.100% = 240/540 . 100%≈44,44%
8/ Công trong giai đoạn 1 mà vật thực hiện là:
A1=F1.s1=720.20=14 400(j)
Công của vật trong giai đoạn 2 là:
A2=F2.s2=1/2.F1.2.s1= 720.20= 14 400(j)
Vậy công trong 2 giai đoạn như nhau.
Chúc bạn học tốt.