Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

trần thị minh thi

3/ cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?

Duyên Kuti
23 tháng 3 2018 lúc 20:53

-Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường.

-Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ.

-Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…

-Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

-Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

-Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

-Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt:

+Cả hai đều bị thương vong rất nhiều.

+Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ.

+Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.

-Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao.

-Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

-Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

-Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào.

-Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại.

-Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.


Thảo Phương
23 tháng 3 2018 lúc 20:54

Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Lợi dụng địa hình của ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, những người lãnh đạo phong trào cần vương ở Thanh Hoá đã cho xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ kiên cố.
Chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái... tham gia.
Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12 - 1886 đến tháng 1 - 1887. Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm, đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc.
Cuối cùng, để chấm dứt cuộc vây hãm, quân giặc liều chết xông vào. Chúng phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên ba làng trên bản đồ hành chính.
Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao. thuộc miền Tây Thanh Hoá, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.


Các câu hỏi tương tự
Đức Phạm Anh
Xem chi tiết
ahhah
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Võ Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Vinh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn Thị Xuân
Xem chi tiết
Nguyen Nhi
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết