Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
MikoMiko

21.1. Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước ( bình thủy ), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

21.2. Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh đầy thì cốc dễ vỡ là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

C5. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?

C6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Ai trả lời đúng mình sẽ tick + theo dõi.

Phạm Linh Phương
19 tháng 2 2018 lúc 11:37
Bài 21.1

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Trả lời:

Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

Bài 21.2

Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

Trả lời:

Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Câu 5:

Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.

Câu 6:

Có 2 lí do :
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài.

Trần Diệu Linh
19 tháng 2 2018 lúc 19:45

21.1. Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước ( bình thủy ), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

TL: Khi rót nước ra thì không khí bên ngoài vào phích. Nếu đậy nút ngay thì không khí sẽ bij hơi nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và làm cho bật nút phích

- Để tránh hiện tượng này, ko nên đậy nút ngay mà chờ cho không khí vào phích nóng lên, nở ra ngoài một phần mới đóng nút lại

21.2

TL: khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy thì lớp thủy tinh sẽ tiếp xúc vs nước làm cho nó giãn nở, khi đó thì lớp thủy tinh bên ngoài chưa nóng lên nên chưa giãn nở. Như thế, thì lớp thủy tinh bên ngoài sẽ chịu một lực rất lớn của lớp thủy tinh bên trong nên dễ vỡ. còn cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và ngoài cũng nóng lên và giãn nở

C5:Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.

C6:Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai, khó bảo quản nước ngọt thật lâu.

CHÚC BN HOK TỐT!

Vũ Thị Kim Anh
27 tháng 2 2018 lúc 14:59

21.1 Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràng vào phích . Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên , nở ra và có thể làm bật nút phích . Để tránh hiện tượng này , không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên , nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi đóng nút lại .

Vũ Thị Kim Anh
27 tháng 2 2018 lúc 15:08

21.2 Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước , nóng lên trước và dãn nở , trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở . Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ . Với cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vở .

Phương
23 tháng 2 2021 lúc 21:57
21.1Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phíchĐể tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.21.2Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.c5Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.c6Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai.     

Các câu hỏi tương tự
Zing Mp3
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Zing Mp3
Xem chi tiết
châu á
Xem chi tiết
Phạm Minh Đức
Xem chi tiết
Jennifer Cute
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
tran trung loc
Xem chi tiết
trần
Xem chi tiết