Bài 21. Ôn tập chương IV

Hoàng Thị Phương Thảo

1.Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục khoa học nghệ thuật thời lê sơ đã đạt đc những thành tựu nào ?có j khác vs thời Lý Trần

Về văn học

Về giáo dục thi cử

Về khoa học nghệ thuật

2.Em hãy lập bảng thống kê (theo mauu dưới đây) các tác phẩm văn học,sử học nổi tiếng thời Lý-Trần và thời Lê sơ

Thời Lý(1009-1225)

Thời Trần(1226-1400) Thời Lê sơ(1428-1527)

Các tác phẩm văn học

Các tác phẩm sử học

Phạm Anh Tuấn
14 tháng 2 2017 lúc 20:55

1.Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
2.

Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước dân tộc và văn thơ cung đình.

Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm Hồng Đức Quốc âm thi tập.

Bên cạnh đó, dòng văn học cung đình với nội dung hình thức thù phụng, thanh lệ cũng phát triển. Bùi Huy Bích nhận định: "Thời Hồng Đức gọi là cực thịnh nhưng lúc đó văn chương ưa chuộng thanh lệ (khuôn sáo hình thức)". Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác phẩm chính của hội này là tập Quỳnh uyển cửu ca, với những bài thơ xướng họa tán tụng, với chủ đề khuôn sáo là "Minh quân, lương thần" (vua sáng, tôi hiền). Dòng văn học cung đình đã thể hiện rõ quan điểm giáo huấn "Văn dĩ tải đạo", yếu tố trữ tình, cá nhân đã vắng mặt trong đó.

Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển).

Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc.

Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, th­ường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
jin kim
Xem chi tiết
Phù Minh Huyền
Xem chi tiết
Dương Gia Bảo
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Trâm Anh Phạm
Xem chi tiết
Minh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hạnh Dung
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết