Ôn tập lịch sử lớp 8

Bănglinh

1.tác động của cách mạng tư bản với sự phát triển của thế giới

2.Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Mười Nga. Vai trò của Lê-Nin trong thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga

3.Vì sao cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX

4.) Em hãy nêu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
b) Qua đó, em có suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?
c) Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nền hòa bình cho nhân loại?

5. Vì sao khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

baongocp
13 tháng 3 2020 lúc 15:15

3/ Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là một trong những sự kiện vĩ đại nhất thế kỷ XX, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển nhân loại. Mở ra chương mới trong lịch sử nhân loại khi những người vô sản ở Nga thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

5/ Sau cải cách Minh trị mặc dù đi theo con đường TBCN nhưng ở Nhật Bản vẫn duy trì những tàn tích của chế độ pk (phân chia ruộng đất). Tầng lớp samurai vẫn giữ ưu thế lớn về quyền lực chính trị, chủ trương mở rộng đất nước bằng biện pháp quân sự( đi xâm lược)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thời Sênh
12 tháng 3 2020 lúc 11:21

2.

Vai trò của Lê-nin đối vs cách mạng tháng Mười Nga :

_Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp vs chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân Nga, thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Đề ra lý luận cách mạng

- Đề ra đường lối chiến lược, sáng lược đúng đắn và sáng tạo

-Chỉ đạo phong trào công nhân và cách mạng Nga kịp thời , sáng suốt

-Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Petorogat

5. Duy Tân Minh Trị không xoá bỏ hoàn toàn sự thống trị của phong kiến => cách mạng tư sản không triệt để.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 3 2020 lúc 13:20

Câu 1 :

Tốt:

- Thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người.

Chưa tốt:

- Cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Câu 3 :

Vì:

- Đối với nước Nga

+ Làm thay đổi vận mệnh của toàn đất nước.

+ Đưa người lao động lên nắm chính quyền.

+ Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới

+ Dẫn tới nhiều thay đổi lớn.

+ Để lại nhiều bài học quý báu.

Câu 4 :

a,

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

b,

- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.

- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.

- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.

- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.

c,

- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

- Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
12 tháng 3 2020 lúc 16:07

Câu 5:

* Giải thích là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

Mục đích của cuộc Duy Tân là cải cách để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Người đề nghị thực hiện cải cách là Nhật Hoàng và quý tộc phong kiến tư sản hóa

Kết quả Nhật trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Trịnh Diệu Linh
Xem chi tiết
Kim Ngân
Xem chi tiết
Thảo Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
Xem chi tiết
Vũ Thị Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh Minh Phát
Xem chi tiết