1,mô tả vòng đời của giun tròn kí sinh trong cơ thể ng và cách phòng tránh giun kí sinh
2,mô tả vòng đời của sán ký sinh trong cơ thể người và động vật và cách để phòng tránh sán ký sinh
3, đề xuất các biện pháp bảo vệ động vật sống trong môi trường tự nhiên
4 ,đề xuất các biện pháp bảo vệ vật nuôi trong gia đình
5, giải thích tác hại của việc suy giảm số lượng rắn trong môi trường tự nhiên
6,tại sao số lượng rắn trong môi trường tự nhiên càng ngày càng suy giảm
7, tại sao số lượng ếch ở trong môi trường tự nhiên càng ngày càng giảm
1.
* Vòng đời giun tròn:
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi, …), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi, mật rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy.
2.
* Vòng đời của sán:
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày) giúp phán tán nòi giống.
Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
* Cách phòng tránh:
- Xử lý phân để diệt trứng.
- Diệt ốc.
- Không cho trâu, bò ăn cỏ dưới nước.
- Tẩy sán thường xuyên cho trâu, bò.
3.
* Biện pháp bảo vệ động vật:
+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
+ Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân.
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.
+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
4.
* Biện pháp bảo vệ vật nuôi
- Không cho ăn thức ăn lạ có độc hoặc thức ăn bẩn, cho uống nước bẩn
- Cho ăn thức ăn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cho uống nước sạch phòng những bệnh có nguy cơ gây hại cho đường tiêu hóa ,ruột non ruột già.
- Phải thông thoáng chuồng trại chăn nuôi
- Không được để chuồng chại chăn nuôi bẩn thỉu hôi thối, dễ sinh bệnh cho vật nuôi
- Phải thay nước cho vật nuôi ít nhất một ngày hai lần
- Cho ăn một ngày ít nhất 2 lần đề phòng bệnh cho đường tiêu hóa
5.
Rắn bắt chuột làm thức ăn. Chuột gây hại rất nhiều cho đời sống con người như phá hoại mùa màng, đồ đạc trong nhà, gây nhiều bệnh,... Khi số lượng rắn trong tự nhiên giảm sẽ làm cho chuột phát triển nhanh và tiếp tục gây hại.
6, 7.
* Số lượng rắn, ếch ngày càng bị suy giảm do:
- Con người săn bắt trái phép, quá mức.
- Thiên tai: cháy rừng, lũ, ... làm phá hủy môi trường sống của chúng
- Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sinh học.