1.Em có nhận xét gì về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và thứ hai?
2.Tại sao dù giành được thắng lợi nhưng Tiều đình nhà Nguyễn vẫn kí với Pháp những hiệp ước?
3.Hậu quả của việc Triều đình nhà Nguyễn chủ trương thương lượng với Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai?
4.Mục tiêu của "Chiếu Cần Vương"là gì?Vì sao "Chiếu Cần Vương"được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
5.Phong trào"Cần Vương"phát triển như thế nào?
6.Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào "Cần Vương".Theo em,cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất.
7.Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
8.Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì mới và khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
1.Em có nhận xét gì về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và thứ hai?
Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
2.Tại sao dù giành được thắng lợi nhưng Tiều đình nhà Nguyễn vẫn kí với Pháp Hiệp ước?
Do Triều đình Nguyễn bảo thủ, muốn giữ lại quyền lực cho dòng họ
3.Hậu quả của việc Triều đình nhà Nguyễn chủ trương thương lượng với Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai?
Hậu quả:
- Đây là hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ.
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
- Từ đây, phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng sôi nổi, liên tục.
- Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc quan lại triều đình Nguyễn, Pháp đã đề nghị triều đình kí thêm hiệp ước Pa-tơ-nốt (6 - 6 - 1884) đặt cơ sở cho quyền bảo hộ lâu dài của Pháp ở Việt Nam.
4.Mục tiêu của "Chiếu Cần Vương"là gì?Vì sao "Chiếu Cần Vương"được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Mục đích: Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân
Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì :Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc.
5.Phong trào"Cần Vương"phát triển như thế nào?
- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
6.Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào "Cần Vương".Theo em,cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất.
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào "Cần Vương":
+) Khởi nghĩa Ba Đình
+) Khởi nghĩa Bãi Sậy
+) Khởi nghĩa Hương Khê
Theo em,cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là :Khởi nghĩa Hương Khê
7.Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khăn, một bộ phận dân chúng phiêu tán lên vùng núi Yên Thế để sinh sống => Họ sẵn sàng đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh.
8.Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì mới và khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.