Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen ngoc son

1.đọc kĩ văn bản: tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng việt, đức tính giản dị của bác hồ, ý nghĩa văn chương

nêu luận điểm,lí lẽ và dẫn chứng của 4 văn bản trên

2.c/m tính đúng đắn của câu tục ngữ đi một ngày học một sàng khôn

Vũ Minh Tuấn
27 tháng 1 2020 lúc 10:42

Câu 1:

Tên bài Vấn đề Luận điểm Lí lẽ Dẫn chứng
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tinh thần yêu nước của dân Việt Nam Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta

- Mỗi khi tổ quốc ... lũ cướp nước

- Chúng ta phải ghi nhớ...dân tộc anh hùng.

- Đồng bảo ta ngày nay... ngày trước.

- Tinh thần yêu nước... của quý

- Bổn phận... kháng chiến

- Chúng ta có quyền... Quang Trung

- Từ các cụ già... Chính phủ

- Có khi được... trong rương, trong hòm

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay

- TV có đủ khả năng... thời kì lịch sử.

- TV, trong cấu tạo... khá đẹp.

- Cấu tạo của Tiếng Việt, với ... sức sống của nó

- Nhiều người ngoại quốc... âm giai trong bản nhạc trầm bổng

- Giá trị của 1 thứ tiếng... kĩ thuật, văn nghệ

Ý nghĩa văn chương Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha

- Văn chương sẽ là hình dung... tạo ra sự sống

- Hoặc hình dung... là lòng vị tha.

- Văn chương gây cho ta... trăm nghìn lần

- Nếu trong pho... đến bực nào!

- Một nhà thi sĩ Ấn Độ... con chim sắp chết.

- Một người hằng ngày... chuyện ở đâu đâu

- Có kẻ nói từ khi... tiếng suối nghe mới hay

Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị của Bác Hồ Sự nhất quán giữa đời ... khiêm tốn của Hồ Chủ tịch

- Rất lạ lùng, rất kì diệu... thanh bạch, tuyệt đẹp

- Những chân lí giản dị... chủ nghĩa anh hùng cách mạng

- Con người Bác, đời sống Bác... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi

- Giản dị trong đời sống,... không bao giờ thay đổi

Câu 2:

Cuộc sống của chúng ta luôn không ngừng phát triển với sự ra đời và lớn mạnh của các thiết bị máy móc tân tiến, các nghiên cứu vĩ đại,... Con người dần dần bước đến thời hiện đại hóa với những đóng góp lớn cho sự phát triển theo hướng tích cực của xã hội. Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. "Ngày đàng" ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất " Đi một ngày đàng" với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn". Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai "học một sàng khôn" ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ "Sàng khôn" ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.

Trong câu tục ngữ, từ "sàng" được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng "sàng" là lớn và nhiều. Vậy "học một sàng khôn" là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.

Quả đúng là " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", khi chúng ta đi nhiều và trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ được mở mang tầm nhìn, nâng cao hiểu biết. Trong cuộc sống hằng ngày, ra ngoài nhiều và tiếp xúc nhiều với con người cũng như sự vật bên ngoài, chúng ta sẽ cảm nhận được một cách cụ thể, trực tiếp, chân thực những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đi nhiều chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ, có thêm một vài kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đi nhiều cũng giúp chúng ta có được thêm nhiều hiểu biết về nhiều phong tục tập quán và văn hóa các vùng miền. Trong lịch sử, các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình của nhân dân. Hay trong chặng hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Bác Hồ khi đó còn là một thanh niên trẻ tuổi chỉ với hai bàn tay trắng đã đi qua gần 30 quốc gia trong khoảng thời gian 30 năm. Mỗi vùng đất đi qua, Người đều tự mình học ngôn ngữ, học qua sách báo hay học hỏi từ những người đồng nghiệp và người bản xứ, cũng bởi vậy mà Người thành thạo rất nhiều thứ tiếng và am hiểu nhiều nền văn hóa của các đất nước khác nhau trên thế giới. Không chỉ học kiến thức qua những cuốn sách đọc tranh thủ trong giờ nghỉ, Bác còn đặc biệt dành khoảng thời gian đi tìm hiểu cuộc sống thực tế của người dân mỗi đất nước đi qua. Ở xã hội nào, Người cũng đều được chứng kiến cảnh bóc lột dã man của những người giàu và cảnh lầm than của những người nô lệ. Người đã nhiều lần xúc động và càng nung nấu ý chí quyết tâm tìm ra con đường để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mình. Hoặc các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, như nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển để tìm cảm giác mới lạ và thay đổi " thực đơn cho nhãn quan" của mình. Bởi văn học luôn lấy cuộc sống làm chất liệu và luôn phản ánh theo cách riêng của mình.

Việc học tập là cả một quá trình dài, tuy nhiên ta không chỉ tiếp thu những kiến thức lý thuyết đơn thuần mà còn phải thực hành dựa trên những điều đã được học, biến chúng thành những kiến thức của riêng bản thân mình. Ta cũng không nên như chú ếch ngồi dưới đáy giếng chật hẹp, chỉ thu nhận những kiến thức bó hẹp trong sách vở hay qua thầy cô mà ta có thể tự tìm tòi thông qua tài liệu hay trải nghiệm thực tế, học ở bạn bè, người đi trước... Khi chúng ta đến những mảnh đất chưa từng biết trước đó, con người sẽ có sự hứng thú tìm hiểu và khám phá. Những địa điểm mới cho ta thêm sáng tạo và việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn. Nguồn kiến thức trên đời là vô hạn và vô cùng rộng lớn mà con người lại nhỏ bé, hữu hạn và không thể lĩnh hội được hết tất cả mọi thứ, vì vậy việc chủ động học tập từ cuộc sống, đi nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ giúp ta cảm nhận được mọi điều đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lí các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống. Đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều sẽ tạo điều kiện cho ta có thể đưa lý thuyết vào thực hành, từ đó giúp hoàn thiện con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" còn gợi liên tưởng đến chiếc sàng là một vật dụng dùng để lọc gạo tấm, loại bỏ những hạt sạn, hạt thóc còn sót và giữ lại những hạt gạo tốt nhất. "Sàng khôn" phải là những điều tốt đẹp, những kiến thức bổ ích làm giàu cho đời sống tinh thần và trí tuệ của bản thân và đã qua việc chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng phải biết bồi đắp cho mình những điều bổ ích. Và cũng cần phân biệt giữa việc ra ngoài để học hỏi với ra ngoài để chơi bời, tiêu xài hoang phí, thỏa mãn những ham muốn và dục vọng tầm thường của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người phải có bản lĩnh cứng cỏi để đối mặt với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời, biết chọn lọc tri thức để học cho nên người. Chúng ta cũng cần phê phán những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà như "ếch ngồi đáy giếng", tự cho mình là giỏi nhất "Ở nhà nhất mẹ nhì con - Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta". Phê phán những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vẫn còn giá trị của nó cho đến tận ngày nay, nhất là trong đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế. Là một người trẻ - tương lai của đất nước, chúng ta cần phải vững vàng chuẩn bị hành trang và chí khí để sẵn sàng đi tới mọi chân trời mơ ước với niềm tin và khát vọng. Như Nguyễn Công Trứ đã nói:

"Vùng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay giả, giả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
minh nguyet
27 tháng 1 2020 lúc 17:11

Tham khảo:

Trong cuộc sống, con người luôn phát triển bằng tri thức, học hỏi và nỗ lực không ngừng. Vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu: "Đi một đàng học một sàng khôn" để dăn dạy chúng ta.

Câu tục ngữ được lưu truyền từ dân gian, xét về mặt chữ nghĩa, " đàng" là từ ngữ theo địa phương miền Trung và miền Nam là " đường". Ngày "đàng" có hàm nghĩa khá trìu tượng, vừa chỉ không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Với vế câu thứ nhất, "đi một ngày đàng" thì vế thứ hai "học một sàng khôn " ông cha ta có ý nói đến kết quả học hỏi, tiếp nhận được rất lớn. Trong dân gian người nông dân hay dùng cái sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa, hình tròn có tác dụng làm sạch trấu ,sàng gạo. Như vậy, học một sàng khôn tức ta học hỏi được những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh để cho mình có nhiều hơn kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ đó câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn" với hai vế được ngăn cách bởi dấu phẩy, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau và muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: con người phải đi để có thể học được điều hay lẽ phải và ta càng bước đi trên đường đời, ta càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ giản dị ấy.

Vậy , vì sao ta phải đi nhiều, học nhiều? Vì khi ta đi nhiều, ta được mở mang kiến thức hơn là khi ta chỉ ở một chỗ, học thuộc các lí thuyết khô khan trên giảng đường. Đi nhiều cho ta những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm mà việc học theo những cuốn sách không mang cho ta. Đi nhiều, ta học được cũng nhiều nhưng quan trọng nhất ta phải biết chọn lọc cái hay, cái ý nghĩa và phù hợp với bản thân mình. Khi ấy, ta được bồi đắp tri thức đúng nghĩa và đúng cách, con người sẽ càng ngày càng tiến gần đến con đường thành công. Thế giới đối với con người chúng ta vẫn mãi là những điều mới mẻ, bí ẩn và lí thú, chính nó đã khơi dậy trong con người khát vọng tìm tòi và hiểu biết. Vậy cớ chi ta lại chỉ đứng im một chỗ mà không bước đi để tìm đến với nguồn sáng của tri thức. Có lẽ sau bao gian truân vất vả, ông cha ta đã nhận thức được điều đó và đúc kết lại. Từ xưa, nếu con người không đi vào rừng thì sẽ không biết cách săn bắn, không đập những cục đá ta sẽ không biết nó có thể tạo ra lửa,.. Có lẽ bác Hồ của chúng ta nếu không đi tìm đường cứu nước ở những nơi xa xôi thì dân tộc ta sẽ không bao giờ tìm lại được tự do. Vì vậy, bạn hãy là những người tiên phong, những người dám nghĩ dám đi và dám làm, học hỏi những điều mới lạ để bồi đắp cho bản thân và nền tri thức của nhân loại.

Bên cạnh những con người mở đường rẽ lối tìm đến với những điều mới lạ thì vẫn còn những kẻ bảo thủ , chỉ chăm chăm theo ý mình, không chịu lắng nghe người khác, vì vậy mà bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời đại không ngừng phát triển. Khi xã hội không còn con người như vậy, tin chắc nền tảng tri thức sẽ ngày một vững chắc và văn minh nhân loại sẽ luôn được thắp ánh sáng bất diệt.

Tóm lại, qua câu tục ngữ của ông cha ta ngày trước, ta hiểu được tầm quan trọng của học hỏi, trau dồi tri thức để trở thành một con người tốt và có ích cho xã hội

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sao Băng
Xem chi tiết
Võ Hồng Ân
Xem chi tiết
anh đức trịnh
Xem chi tiết
anh đức trịnh
Xem chi tiết
anh đức trịnh
Xem chi tiết
Im Nayeon
Xem chi tiết
sống vì game
Xem chi tiết
41. Lê Quốc Thắng
Xem chi tiết
Cho Oc
Xem chi tiết